Học tiếng Nhật

214 Bộ Thủ Kanji: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách học hiệu quả

Bộ thủ Kanji là thành phần cơ bản giúp cấu tạo nên các ký tự Kanji trong tiếng Nhật. Hiểu và nắm vững bộ thủ không chỉ giúp bạn dễ dàng nhận diện và ghi nhớ các ký tự Kanji phức tạp, mà còn nâng cao khả năng đọc và viết của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá nguồn gốc, tầm quan trọng của bộ thủ Kanji và các phương pháp học hiệu quả nhất để bạn có thể ghi nhớ nhanh chóng và lâu dài. 

Giới thiệu về Kanji

Kanji là một phần không thể thiếu trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản. Kanji được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc và cách viết phức tạp hơn Hiragana và Katakana. Kanji không chỉ được sử dụng rộng rãi trong văn bản hàng ngày mà còn đóng vai trò quan trọng trong các văn bản cổ điển, văn học, và các tài liệu lịch sử. Việc học Kanji không chỉ là việc ghi nhớ các ký tự mà còn phải hiểu về các bộ thủ, những thành phần cơ bản cấu tạo nên các ký tự này.


Bộ thủ Kanji là gì?

Bộ thủ Kanji là phần cơ bản của chữ Kanji, dùng để cấu tạo nên một chữ Kanji có nghĩa trong một phạm vi ô vuông cố định. Có 214 bộ thủ cơ bản trong hệ thống Kanji. Hiểu và nắm vững các bộ thủ giúp người học dễ dàng nhận diện và ghi nhớ các ký tự Kanji phức tạp, cũng như tra cứu từ điển một cách hiệu quả hơn.

Bộ thủ thường là các thành phần đơn giản hoặc các ký tự độc lập, và khi kết hợp với nhau, chúng tạo thành các ký tự Kanji phức tạp. Một số bộ thủ mang ý nghĩa cụ thể và thường được dùng để chỉ các khái niệm cơ bản như nước (水), lửa (火), cây (木), và người (人). Bằng cách nhận diện các bộ thủ, người học có thể đoán được ý nghĩa và cách đọc của các ký tự Kanji mới, từ đó tăng cường khả năng học và ghi nhớ.

Một vài bộ thủ Kanji
Một số bộ thủ Kanji phổ biến

1. Nguồn gốc của bộ thủ

Trong lịch sử, các bộ thủ đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để giúp học sinh và học giả phân loại và ghi nhớ các ký tự phức tạp trong hệ thống chữ viết Trung Quốc. Khi hệ thống Kanji được du nhập vào Nhật Bản, các bộ thủ cũng được tiếp nhận và tiếp tục được sử dụng để hỗ trợ việc học và ghi nhớ Kanji.

2. Tầm quan trọng của bộ thủ khi học Kanji

Việc nắm vững các bộ thủ là chìa khóa để học Kanji một cách hiệu quả. Khi hiểu được bộ thủ, người học có thể dễ dàng phân tích và ghi nhớ các ký tự Kanji, đồng thời nâng cao khả năng đọc và viết. Bộ thủ cũng giúp người học nhanh chóng tra cứu từ điển và hiểu rõ hơn về cấu trúc của Kanji.

Nắm vững bộ thủ cũng giúp người học dễ dàng nhận ra các mẫu hình trong các ký tự Kanji phức tạp. Ví dụ, khi gặp các ký tự như 清 (sạch sẽ), 青 (màu xanh), và 晴 (nắng), người học có thể nhận ra bộ thủ 青 trong tất cả các ký tự này và dễ dàng nhớ rằng các ký tự này có liên quan đến màu xanh hoặc sự trong sáng.


Nguyên tắc cơ bản khi viết bộ thủ Kanji

Viết bộ thủ cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự chính xác và dễ đọc. Các nguyên tắc này bao gồm:

  • Viết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc viết Kanji. Các nét ngang được viết trước các nét sổ, và các nét bên trái được viết trước các nét bên phải.
  • Viết các nét cơ bản trước: Các nét đơn giản hoặc các thành phần dễ nhận diện phải được viết trước khi viết các nét phức tạp hơn.
  • Hoàn thành các thành phần phức tạp sau: Khi một ký tự có các thành phần phức tạp, hãy viết các thành phần đơn giản trước và sau đó mới hoàn thành các thành phần phức tạp.
4 ký tự Kanji và thứ tự nét
Khi viết cần đảm bảo theo đúng quy tắc

8 nét cơ bản trong hán tự

Kanji được cấu thành từ 8 nét cơ bản, bao gồm:

  • Nét ngang (一): Nét thẳng ngang, thường viết từ trái qua phải.
  • Nét sổ thẳng (丨): Nét thẳng đứng, viết từ trên xuống dưới.
  • Nét chấm (丶): Nét chấm nhỏ, viết từ trên xuống dưới.
  • Nét phẩy (丿 ): Nét chéo từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
  • Nét hất (乛): Nét chéo từ dưới lên trên, từ phải qua trái.
  • Nét móc (亅 ): Nét thẳng có móc ở cuối, viết từ trên xuống dưới và kết thúc bằng nét móc.
  • Nét gấp (乚 ): Nét thẳng có gấp khúc, thường gồm một nét ngang hoặc dọc và một nét gấp.
  • Nét phẩy ngắn (𠃊): Nét phẩy ngắn, từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.

Quy tắc viết

Quy tắc viết bao gồm:

  • Ngang trước sổ sau : 十 → 一 十
  • Phẩy trước mác sau : 八 → 丿 八
  • Trên trước dưới sau : 二 → 一 二
  • Trái trước phải sau : 你 → 亻 尔
  • Ngoài trước trong sau : 月 → 丿 月
  • Vào trước đóng sau : 国 → 丨 冂 国
  • Giữa trước hai bên sau : 小 → 小

Trọn bộ 214 bộ thủ Kanji

Các nét trong bộ thủ kanjiPhiên âmDịch nghĩa
1 NÉT
NhấtSố một
CổnNét sổ
ChủĐiểm, chấm
丿PhiệtNét sổ xiên qua trái
ẤtVị trí thứ 2 trong thiên can
CổNét sổ có móc
2 NÉT
Nhịsố hai
Đầu(không có nghĩa)
Nhân người
Nhitrẻ con
Nhậpvào
Bátsố tám
Quynhvùng biên giới xa; hoang địa
Mịchtrùm chăn lên
Băngnước đá
Kỷghế tựa
Khảmhá miệng
Đaocon dao, cây đao (vũ khí)
Lựcsức mạnh
Baoba
Chuỷcái thìa (cái muỗng)
Phươngtủ đựng
Hệche đậy, giấu giếm
Thậpsố mười
Bốcxem bói
卩-Tiếtđốt tre
Hán, Xưởngsườn núi, vách đá
Khư, tưriêng tư
Hựulại nữa, một lần nữa
3 NÉT
KhẩuCái miệng
ViVây quanh
ThổĐất
Kẻ sĩ
TrĩĐến ở phía sau
TruyĐi chậm
TịchĐêm tối
ĐạiTo lớn
NữNữ giới, con gái, đàn bà
TửCon
MiênMái nhà, mái che
ThốnTấc (đơn vị đo chiều dài)
TiểuNhỏ bé
UôngYếu đuối
ThiThây ma, xác chết
TriệtMầm non, cỏ non mới mọc
SơnNúi non
XuyênSông
CôngCông việc, người thợ
KỷBản thân mình
CânCái khăn
CanCan dự, thiên can
YêuNhỏ nhắn
广NghiễmMái nhà
DẫnBước dài
CủngChắp tay
DặcChiếm lấy, bắn
CungCái cung (để bắn tên)
KệĐầu con nhím
SamLông dài (đuôi sam)
XíchBước ngắn, bước chân trái
4 NÉT
TâmQuả tim, tâm trí, tấm lòng
QuaCây qua (một loại binh khí dài)
Hộ 6Cửa một cánh
Thủ (扌)Tay
ChiCành nhánh
Phộc (攵)Đánh khẽ
VănVăn chương, văn vẻ
ĐầuCái đấu để đong
CânCái búa, rìu
PhươngVuông
Không
NhậtMặt trời, ngày
ViếtNói rằng
NguyệtMặt trăng, tháng
MộcCây
KhiếmThiếu vắng, khiếm khuyết
ChỉDừng lại
ĐãiXấu xa, tệ hại
ThùBinh khí dài
Chớ, đừng
TỷSo sánh
MaoLông
ThịHọ
KhíHơi nước
Thủy (氵)Nước
Hỏa (灬)Lửa
TrảoMóng vuốt cầm thú
PhụCha
HàoHào âm, hào dương (Kinh dịch)
Tường (丬)Mảnh gỗ, cái giường
PhiếnMảnh, tấm, miếng
NhaRăng
Ngưu ( 牜)Trâu
Khuyển (犭)Con chó
5 NÉT
HuyềnMàu đen huyền, huyền bí
NgọcĐá quý, ngọc
QuaQuả dưa
NgõaNgói
CamNgọt
SinhSinh đẻ, sinh sống
DụngSử dụng
ĐiềnRuộng
Thất ( 匹)Đơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
NạchBệnh tật
BátGạt ngược lại, trở lại
BạchTrắng
Da
MãnhBát dĩa
MụcMắt
MâuCây giáo mác
ThỉMũi tên
ThạchĐá
Thị (Kỳ: 礻)Chỉ thị; thần đất
NhựuVết chân, lốt chân
HòaLúa
HuyệtHang lỗ
LậpĐứng, thành lập
6 NÉT
TrúcTre trúc
MễGạo
Mịch (糹, 纟)Sợi tơ nhỏ
PhẫuĐồ sành
Võng (罒, 罓)Cái lưới
DươngCon dê
Vũ (羽)Lông vũ
LãoGià
NhiMà, và
LỗiCái này
NhĩTai (lỗ tai)
DuậtCây bút
NhụcThịt
ThầnBề tôi
TựTự bản thân, kể từ
ChíĐến
CữuCái cối giã gạo
ThiệtCái lưỡi
SuyễnSai suyễn, sai lầm
ChuCái thuyền
CấnQuẻ cấn (Kinh dịch); dừng, bền
SắcMàu, dáng vẻ, nữ sắc
Thảo (艹)Cỏ
Vằn vện của con hổ
TrùngSâu bọ
HuyếtMáu
HànhĐi, thi hành, làm được
Y (衤)Áo
ÁChe đậy, úp lên
7 NÉT
KiếnNhìn thấy
GiácGóc, sừng
NgônNói
CốcThung lũng
ĐậuHạt đậu, cây đậu
ThỉCon lợn
TrãiLoài sâu không chân
BốiVật báu
XíchMàu đỏ
Tẩu (赱)Đi, chạy
TúcChân, đầy đủ
ThânThân thể
Xa (车)Chiếc xe
TânCay
ThầnNhật, nguyệt, tinh; thìn (12 chi)
sước (辶 )Chợt bước đi, chợt dừng lại
ấp (阝)Vùng đất, đất phong cho quan
DậuRượu (trong bát quái: Tí, Ngọ, Mão, Dậu)
BiệnPhân biệt
Dặm, làng xóm
8 NÉT
KimKim loại, vàng
Trường (镸)Dài; lớn (trưởng)
MônCửa hai cánh
Phụ (阝)Đống đất, gò đất
ĐãiKịp, kịp đến
Truy, chuyChim đuôi ngắn
Mưa
ThanhMàu xanh
PhiKhông
9 NÉT
DiệnMặt, bề mặt
CáchDa thú; thay đổi, cải cách
Vi (韦)Da thuộc, trái ngược nhau
CửuCây hẹ
ÂmÂm thanh, tiếng
Hiệt (页)Cái đầu
PhongGió
PhiBay
ThựcĂn
ThủĐầu
HươngMùi hương, hương thơm
10 NÉT
Con ngựa
CốtXương
CaoCao
TiêuTóc dài
ĐấuChiến đấu, chống lại
SưởngBao đựng cung, rượu nếp
CáchCái đỉnh
QủyCon quỷ
11 NÉT
Ngư
ĐiểuChim
LỗĐất mặn
鹿LộcCon hươu
MạchLúa mạch
MaCây gai
12 NÉT
HoàngMàu vàng
ThửLúa nếp
HắcMàu đen
ChỉKhâu, may vá
13 NÉT
MãnhCon ếch
ĐỉnhCái đỉnh
CổCái trống
ThửCon chuột
14 NÉT
TỵCái mũi
Tề (斉, 齐 )Cùng nhau, ngang bằng
15 NÉT
XỉRăng
16 NÉT
Long (龙 )Con rồng
Quy (亀, 龟 )Con rùa
17 NÉT
DượcSáo 3 lỗ
Trọn bộ 214 bộ thủ Kanji

Phương pháp học bộ thủ Kanji nhanh và nhớ lâu nhất

1. Phương pháp MNEMONICS

Phương pháp MNEMONICS sử dụng các câu chuyện, hình ảnh hoặc âm thanh để liên kết với các ký tự Kanji, giúp người học dễ dàng ghi nhớ. Ví dụ, để nhớ ký tự 安 (an), có nghĩa là “an toàn”, bạn có thể tưởng tượng một ngôi nhà (宀) với người phụ nữ (女) bên trong, cảm thấy an toàn.o p

2. Phương pháp Spaced-repetition

Phương pháp Spaced-repetition dựa trên việc ôn tập lại các ký tự Kanji theo khoảng thời gian tăng dần, nhằm củng cố trí nhớ dài hạn. Bằng cách ôn tập các ký tự vào các thời điểm cụ thể khi bạn có nguy cơ quên chúng, phương pháp này tối ưu hóa quá trình ghi nhớ. 

3. Phương pháp học bằng hình ảnh

Sử dụng hình ảnh để liên kết với các bộ thủ và ký tự Kanji, giúp người học nhớ lâu hơn. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng bộ thủ 木 (mộc) với hình ảnh của một cái cây, hoặc bộ thủ 水 (thủy) với hình ảnh của một dòng nước.

Bộ thủ và hình ảnh minh họa
Học qua hình ảnh giúp ghi nhớ dễ dàng hơn

4. Phương pháp học bằng flashcards

Flashcards là công cụ hữu ích để ôn tập Kanji mọi lúc, mọi nơi. Người học có thể tạo flashcards với các bộ thủ và ký tự Kanji để luyện tập hàng ngày. Ứng dụng như Quizlet cung cấp các bộ flashcards có sẵn và cho phép bạn tạo bộ của riêng mình, giúp việc học trở nên linh hoạt và tiện lợi.


Kết luận

Bộ thủ là thành phần cấu tạo nên Kanji (cũng có trường hợp là 1 Kanji riêng biệt). Vậy nên cách học phù hợp nhất và hiệu quả nhất là lồng ghép việc học bộ thủ song song cùng với học Kanji. Một công cụ hiệu quả hỗ trợ phương pháp này là ứng dụng MochiKanji – Học tiếng Nhật, cho phép người dùng học viết và ghi nhớ các từ Kanji. Ví dụ các bộ thủ như: 日、月、金、目、。。, ngoài việc có thể luyện tập riêng lẻ, MochiKanji cũng thiết kế cách học viết và lồng ghép với từ vựng, giúp người học biết cách sử dụng bộ thủ hoặc Kanji trong ngữ cảnh.

Học viết chữ trên MochiKanji
Học Kanji trên MochiKanji
Học viết chữ Kanji trên MochiKanji

MochiKanji giúp học viết Kanji và bộ thủ Kanji

Ngoài ra, MochiKanji sử dụng thuật toán thông minh để xác định thời điểm tốt nhất để ôn tập lại một ký tự cụ thể, dựa trên mức độ thành thạo và thời gian đã trôi qua kể từ lần học trước. Khi thời điểm vàng đến, ứng dụng sẽ gửi thông báo nhắc nhở bạn ôn tập, giúp bạn duy trì và củng cố trí nhớ một cách hiệu quả nhất. Sự kết hợp giữa phương pháp Spaced-repetition và tính năng GoldenTime của MochiKanji giúp người học đạt được kết quả tối ưu trong việc ghi nhớ và sử dụng Kanji và các bộ thủ.

Bạn có thể tải ứng dụng MochiKanji về máy hoặc học trực tiếp trên website.

Việc học bộ thủ Kanji là một phần quan trọng và cần thiết trong quá trình học Kanji. Hiểu và nắm vững các bộ thủ không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học và ghi nhớ các ký tự Kanji mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng đọc và viết hiệu quả. Bằng cách áp dụng các phương pháp học hiệu quả như MNEMONICS, Spaced-repetition, học bằng hình ảnh, và sử dụng flashcards, bạn sẽ có thể nắm vững và nhớ lâu các bộ thủ, từ đó nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình.