Ngữ pháp tiếng Anh Tiếng Anh cơ bản

Câu cầu khiến tiếng Anh là gì? Cách dùng, cấu trúc và bài tập áp dụng

Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, những câu nói nhằm đề nghị ai đó giúp đỡ hay yêu cầu ai đó làm gì được sử dụng phổ biến. Những loại câu này còn được gọi với cái tên là “câu cầu khiến”. Vậy câu cầu khiến là gì, có cách dùng và cấu trúc như thế nào? Cùng MochiMochi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung trong bài:


I. Câu cầu khiến tiếng Anh là gì?

Câu cầu khiến tiếng Anh (Imperative sentence) là loại câu dùng để yêu cầu, ra mệnh lệnh, đề nghị, hoặc đưa ra lời khuyên cho ai đó. Trong một số trường hợp, câu cầu khiến thường không có chủ ngữ rõ ràng mà bắt đầu bằng động từ nguyên thể.

Khi câu cầu khiến không có tân ngữ, người nghe sẽ tự hiểu mình là đối tượng được ra lệnh hoặc yêu cầu.

Ví dụ:

  • Open the door. (Mở cửa.)
  • Don’t be late. (Đừng đến muộn.)
  • Would you mind turning down the music? (Bạn có phiền giảm nhỏ âm lượng không?)
  • Take an umbrella. It’s going to rain. (Mang theo ô đi. Trời sắp mưa rồi.)

II. Cách dùng câu cầu khiến tiếng Anh

cau-cau-khien-tieng-anh

Tùy vào mục đích và tình huống sử dụng, câu cầu khiến có những cách dùng dưới đây:

2.1. Đưa ra yêu cầu

Khi muốn yêu cầu ai đó làm điều gì, thực hiện hành động gì đó, câu cầu khiến thường được sử dụng. Để làm cho yêu cầu trở nên lịch sự hơn, bạn có thể thêm “please” vào câu.

Ví dụ:

  • Could you please pass the salt? (Bạn có thể chuyền muối cho tôi được không?)
  • Close the door, please. (Hãy đóng cửa lại.)
  • Could you please open the window? (Bạn có thể mở cửa sổ được không?)

2.2. Đưa ra mệnh lệnh, chỉ thị trực tiếp

Trong những tình huống khẩn cấp, khi cần ai đó phải làm gì đó ngay lập tức, bạn có thể dùng câu cầu khiến. Lúc này, câu cầu khiến thường được rút gọn tối đa, chỉ có động từ và dấu chấm than ở cuối để nhấn mạnh sự cấp bách.

Ví dụ:

  • Stop talking! (Ngừng nói lại!)
  • Sit down. (Ngồi xuống.)
  • Don’t touch that! (Đừng chạm vào cái đó!)
  • Be quiet! (Im lặng!)

2.3. Đưa ra lời khuyên

Trong nhiều trường hợp, câu cầu khiến còn được dùng để đưa ra lời khuyên, khuyến khích người khác làm một việc gì đó hoặc khuyên họ không nên thực hiện hành động gì.

Ví dụ:

  • You should eat more vegetables. (Bạn nên ăn nhiều rau hơn.)
  • You shouldn’t stay up too late. (Bạn không nên thức khuya quá.)
  • Don’t forget to turn off the lights before leaving home. (Đừng quên tắt đèn trước khi rời khỏi nhà.)

2.4. Đưa ra lời mời

Câu cầu khiến cũng thực hiện chức năng như một lời mời.

Ví dụ:

  • Come over to my place for a party. (Đến nhà mình dự tiệc nhé.)
  • Let’s grab a coffee. (Mình đi uống cà phê nhé.)
  • Would you like to join us for dinner? (Bạn có muốn cùng chúng tôi ăn tối không?)

2.5. Dùng trong biển báo, hướng dẫn sử dụng

Khi đọc hướng dẫn, biển báo chỉ đường, bạn sẽ thường gặp những câu mang tính mệnh lệnh, yêu cầu. Đây chính là các câu cầu khiến, thường được lược bỏ chủ ngữ và hướng đến đối tượng là người đang đọc hoặc nghe.

Ví dụ:

  • Do not immerse in water. (Không nhúng vào nước.)
  • Read instructions before use. (Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.)
  • Handle with care. (Cẩn thận khi cầm nắm.)

III. Cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh

3.1. Cấu trúc Let/Permit/Allow

  • Cấu trúc Let

S + let + O + Vo

Ý nghĩa: dùng để đề xuất hoặc một cách lịch sự bảo người khác làm điều gì đó.

Ví dụ: Let me help you. (Hãy để tôi giúp bạn.)

  • Cấu trúc Let’s 

Let’s + do something (V -inf)

Ý nghĩa: đề nghị, biểu thị lời kêu gọi hoặc đề xuất hành động cùng nhau.

Ví dụ: Let’s cook together. (Hãy nấu ăn cùng nhau.)

  • Cấu trúc Permit/Allow

Permit/Allow + sb + to V + sth

Ý nghĩa: cho phép, đồng ý cho ai đó làm gì đó hoặc cho phép điều gì đó xảy ra.

Ví dụ:

  • Allow me to go to the party. (Hãy cho phép tôi đi dự tiệc.)
  • Permit him to resume his normal activities. (Hãy cho phép anh ấy trở lại các hoạt động bình thường.)

Đừng quên mở rộng vốn từ vựng bằng cách đặt câu với Let’s, Permit, Allow. Trên hành trình học từ vựng đó sẽ luôn có sự hỗ trợ đắc lực từ MochiVocab

MochiVocab mang đến cho bạn 80.000+ từ vựng tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao được chia thành 20 khóa học ở đa dạng các chủ đề. MochiVocab sử dụng flashcash gồm từ vựng tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt, phiên âm, cách phát âm mẫu (audio phát âm) và câu ví dụ giúp bạn tăng hiệu quả học từ.

Hơn nữa, MochiVocab còn được tích hợp 2 tính năng ưu việt, đảm bảo mang đến cho bạn trải nghiệm học tập tốt nhất: 

  • Tính năng “Thời điểm vàng”: Tính năng này được xây dựng dựa trên phương pháp học lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition). MochiVocab sẽ tính toán và thông báo thời điểm mà não bộ chuẩn bị quên từ để nhắc nhở bạn ôn tập, giúp bạn tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn đạt hiệu quả ghi nhớ cao.
  • 5 cấp độ từ vựng: Từ vựng bạn đã học sẽ được sắp xếp theo 5 mức độ từ mới học đến ghi nhớ sâu. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ học tập và ôn tập hiệu quả.

app mochivocab
mochivocab 5 cấp độ ghi nhớ
mochi thông báo

3.2. Cấu trúc Get

  • Cấu trúc khẳng định với Get

Get + sb/ sth + to V 

Ý nghĩa: diễn tả việc làm cho hoặc khiến cho ai đó, điều gì đó thực hiện điều gì.

Ví dụ:

  • Get her to call me (Nhờ cô ấy gọi cho tôi.)
  • Get your homework done (Bạn làm bài tập về nhà đi.)
  • Cấu trúc bị động với Get

Get + sth + done/Vp3

Ý nghĩa: diễn tả việc nhờ ai đó làm gì đó giúp mình, hoặc để nói về việc một việc gì đó được hoàn thành, thường là nhờ vào người khác.

Ví dụ:

  • I’m going to get my car fixed. (Tôi chuẩn bị đi sửa xe.)
  • She got her hair cut yesterday. (Cô ấy đi cắt tóc ngày hôm qua.)

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cấu trúc tương tự là Have + sth + done/Vp3 để diễn tả việc ai đó nhờ người khác làm gì đó giúp mình.

Ví dụ:

  • We have our house cleaned every week. (Chúng tôi dọn nhà mỗi tuần.)
  • I’m going to have my suit tailored. (Tôi sẽ đi sửa bộ vest.)

3.3. Cấu trúc Do

  • Cấu trúc Do + V + sth

Ý nghĩa: dùng để nhấn mạnh hành động đưa ra trong lời yêu cầu, đề nghị, phàn nàn,…

Ví dụ:

  • Do come on time. (Hãy đến đúng giờ.)
  • Do finish your homework. (Hãy làm xong bài tập về nhà.)
  • Cấu trúc Do you mind if I…?

Ý nghĩa: Dùng để hỏi ý kiến trước khi thực hiện hành động.

Ví dụ: 

  • Do you mind if I sit here? (Bạn có phiền nếu tôi ngồi đây không?)
  • Do you mind if I borrow your pen? (Bạn có phiền không nếu tôi mượn bút của bạn?)

3.4. Cấu trúc Help

Cấu trúc:

Help + sb + V/ to V + sth

Ý nghĩa: dùng để giúp ai đó làm gì.

Ví dụ:

  • Please help me carry this box. (Hãy giúp tôi mang cái hộp này.)
  • Help me to find my glasses. (Hãy giúp tôi tìm kính của tôi.)

3.5. Cấu trúc Want/Need

Cấu trúc:

S + want/ need + sb/sth + (to be) + Vpp

Ý nghĩa: dùng để bày tỏ mong muốn hay ra lệnh ai đó làm gì cho bạn.

Ví dụ:

  • I want my assistant to send this email. (Tôi muốn trợ lý của tôi gửi email này.)
  • She needs her son to clean his room. (Cô ấy cần con trai mình dọn phòng.)

3.6. Cấu trúc Can/Could/Would/Will

Cấu trúc:

Could/ Can/ Would/ Will + S + V +…(please)?

Ý nghĩa: dùng để nhờ vả ai đó vui lòng làm gì đó.

Ví dụ:

  • Can you help me with this math problem? (Bạn có thể giúp tôi giải bài toán này được không?)
  • Will you turn down the music, please? (Bạn có thể vặn nhỏ âm lượng xuống được không?)

Lưu ý: Để đưa ra yêu cầu hay nhờ vả ai đó một cách lịch sự bạn nên sử dụng “Could” hoặc “Would”.

Ví dụ: 

  • Would it be possible to borrow your hat? (Tôi có thể mượn cái mũ của bạn được không?)
  • Could we meet for coffee tomorrow? (Chúng ta có thể gặp nhau uống cà phê ngày mai được không?)

3.7. Cấu trúc Why don’t we/Shall we

  • Cấu trúc Why don’t we + V

Ý nghĩa: dùng để đưa ra yêu cầu, gợi ý

Ví dụ:

  • Why don’t we eat out tonight? (Tối nay mình đi ăn ngoài nhé?)
  • Why don’t we go fishing tomorrow? (Ngày mai chúng mình hãy đi câu cá nhé?)
  • Cấu trúc Shall we + V

Ý nghĩa: Dùng để đưa ra một lời đề nghị, yêu cầu lịch sự.

Ví dụ:

  • Shall we go for a walk in the park? (Chúng ta đi dạo công viên nhé?)
  • Shall we order some pizza for dinner? (Chúng ta gọi pizza ăn tối nhé?)

3.8. Câu hỏi đuôi (Question tag)

Câu hỏi đuôi (Question tag) là một cấu trúc ngữ pháp đặc biệt trong tiếng Anh, được sử dụng để xác nhận thông tin hoặc tạo sự tương tác trong giao tiếp. Nó thường được đặt ở cuối câu, ngăn cách với mệnh đề chính bằng một dấu phẩy.

Với câu cầu khiến, có 4 quy tắc của câu cầu khiến như sau:

  • Quy tắc 1: Mệnh đề chính khẳng định, câu hỏi đuôi phủ định và ngược lại

Với các câu đề nghị, yêu cầu, lời khuyên,… mang ý nghĩa khẳng định, mong muốn ai đó làm gì thì câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”, “can you?”, “could you?”, “would you?”.

Ví dụ:

  • Open the box, will you? (Có thể mở hộp giúp tôi không?)
  • Give me a hand. would you? (Giúp tôi một tay nhé, được không?)

Ngược lại, khi mang ý nghĩa phủ định, không mong muốn ai đó làm gì thì câu hỏi đuôi sẽ là  “won’t you”, “can’t you”, “couldn’t you”, “wouldn’t you?”.

Ví dụ:

  • Make some noise, won’t you? (Đừng làm ồn nữa nhé.)
  • Speak a little more quickly, wouldn’t you? (Đừng nói nhanh thêm nữa được không?)
  • Quy tắc 2: Câu cầu khiến là một câu mệnh lệnh hoặc bắt đầu bằng “Don’t” thì câu hỏi đuôi sẽ là “will you?”

Ví dụ:

  • Don’t ask me this question again, will you? (Đừng hỏi lại tôi câu hỏi này nữa nhé.)
  • Don’t be late, will you? (Đừng đến muộn nhé.)
  • Quy tắc 3: Câu cầu khiến bắt đầu bằng “Let’s/Let us”, “Let him/her/them/me” thì câu hỏi đuôi sẽ là “will  we?”

Ví dụ:

  • Let’s go to the movies, shall we? (Chúng ta đi xem phim nhé?)
  • Let me help you, will you? (Hãy để tôi giúp bạn.)

IV. Bài tập áp dụng

1._____ me help you with this.

a. Let

b. Get

c. Want

2. Please allow me _____ myself. 

a. introduce

b. to introduce

c. introducing

3. _____ your homework now!

a. Let

b. Make

c. Do

4. _____ home now!

a. Go

b. Going

c. To go

5. _____ go to the park.

a. Let

b. Letting

c. Let’s

6. Don’t be late, _____?

a. will you

b. do you

c. won’t you

7. _____ be careful when you cross the street.

a. Do

c. Get

c. Need

8. Let’s go to the party, _____?

a. shall we

b, will you

c. can we

Đáp án

1. a

2. b

3. c

4. a

5. c

6. a

7. a

8. b

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ, chi tiết những điều cần biết về câu cầu khiến trong tiếng Anh. Bạn cần nhớ câu cầu khiến dùng trong các trường hợp như đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, chỉ thị trực tiếp; đưa ra lời khuyên; đưa ra lời mời và dùng trong biển báo, hướng dẫn sử dụng. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể dùng loại câu này đúng cách.