Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc nắm vững từ vựng và kiến thức chuyên ngành tiếng Anh là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong công việc và học tập. Hãy cùng MochiMoch khám phá các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin để mở rộng vốn từ của bản thân nhé.
Nội dung trong bài:
- I. Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
- II. Ngành Công nghệ thông tin tiếng Anh là gì?
- III. Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin
I. Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
1. Học theo chủ đề
Việc học nhồi nhiều từ vựng riêng lẻ cùng một lúc sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài. Thay vào đó, bạn nên tổng hợp từ vựng theo các chủ đề để nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống. Hãy bắt đầu với những chủ đề thông dụng và có tính ứng dụng cao, ví dụ gia đình, trường học hoặc du lịch. Học theo cách này bạn sẽ biết tạo mối liên hệ và dễ dàng “bật ra” các từ vựng một cách lưu loát trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm học những nguồn có chia sẵn các chủ đề từ vựng như MochiVocab. Đây là ứng dụng có 8000 từ vựng được chia thành 20 khóa học khác nhau, phù hợp với mọi trình độ. Tại đây, bạn cũng có thể học và ghi nhớ những từ vựng thuộc chủ đề Công nghệ thông tin.
2. Ôn tập theo phương pháp Spaced Repetition
Ôn tập theo phương pháp Spaced Repetition (lặp lại cách quãng) là cách học thông minh giúp bạn ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Phương pháp này lặp lại từ vựng tại những thời điểm bạn sắp quên, tối ưu hóa khả năng ghi nhớ mà không tốn quá nhiều thời gian. Phương pháp cũng được thiết kế trong tính năng “Thời điểm vàng” của MochiVocab.
Mọi công đoạn sắp xếp từ vựng và nhắc nhở, ứng dụng sẽ tự động làm giúp bạn. Cụ thể, khi bạn chuẩn bị quên đi từ vựng, MochiVocab sẽ gửi thông báo vào đúng “thời điểm vàng” để bạn ôn tập lại. Học theo cách này, từ vựng sẽ được gợi nhắc thường xuyên, tạo hiệu quả ghi nhớ cao hơn so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, MochiVocab còn chia từ vựng thành 5 cấp độ ghi nhớ, từ chưa nhớ đến rất nhớ. Ứng dụng sẽ tự động tính toán tần suất ôn tập hợp lý dựa trên cấp độ ghi nhớ của từng từ, giúp bạn luyện tập cho đến khi thành thạo.
3. Vận dụng đặt câu
Vận dụng từ vựng đã học là cách hiệu quả để ghi nhớ và sử dụng từ một cách tự nhiên. Sau khi học từ mới, bạn nên đặt câu hoặc viết đoạn văn ngắn có chứa từ đó. Ví dụ, nếu học từ network (mạng), bạn có thể viết: The company upgraded its network system to improve performance (Công ty đã nâng cấp hệ thống mạng của mình để cải thiện hiệu suất). Bạn cũng có thể áp dụng cách này khi học trên MochiVocab, nơi cung cấp các câu ví dụ thực tế, giúp bạn hiểu rõ cách dùng từ và ghi nhớ lâu hơn.
II. Ngành Công nghệ thông tin tiếng Anh là gì?
Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin (IT) là Information Technology (IT). Đây là lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các hệ thống máy tính, phần mềm, và mạng để xử lý và quản lý thông tin.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong ngành IT, được sử dụng rộng rãi trong tài liệu kỹ thuật, hội thảo quốc tế, và giao tiếp giữa các chuyên gia. Vì vậy, việc nắm vững từ vựng và kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành IT là rất cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.
III. Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin
3.1. Vị trí làm việc (Position title)
Từ vựng (Loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Software Engineer (n) | /ˈsɒf.tweər ˈɛn.dʒɪ.nɪər/ | Kỹ sư phần mềm |
Web Developer (n) | /wɛb dɪˈvɛl.ə.pər/ | Lập trình viên web |
Data Scientist (n) | /ˈdeɪ.tə ˈsaɪən.tɪst/ | Nhà khoa học dữ liệu |
IT Manager (n) | /aɪˈti ˈmæn.ɪ.dʒər/ | Quản lý công nghệ thông tin |
Network Administrator (n) | /ˈnɛt.wɜːk ædˈmɪn.ɪ.streɪ.tər/ | Quản trị mạng |
System Analyst (n) | /ˈsɪs.təm ˈæn.ə.lɪst/ | Nhà phân tích hệ thống |
Cybersecurity Specialist (n) | /ˌsaɪ.bə.sɪˈkjʊə.rɪ.ti ˈspɛʃ.ə.lɪst/ | Chuyên gia an ninh mạng |
Cloud Engineer (n) | /klaʊd ˈɛn.dʒɪ.nɪər/ | Kỹ sư điện toán đám mây |
DevOps Engineer (n) | /dɛvˈɒps ˈɛn.dʒɪ.nɪər/ | Kỹ sư DevOps |
UI/UX Designer (n) | /juː.aɪ juː.ɛks dɪˈzaɪ.nər/ | Nhà thiết kế giao diện người dùng |
Technical Support (n) | /ˈtɛk.nɪ.kəl səˈpɔːt/ | Hỗ trợ kỹ thuật |
Database Administrator (n) | /ˈdeɪ.təˌbeɪs ædˈmɪn.ɪ.streɪ.tər/ | Quản trị cơ sở dữ liệu |
Full-Stack Developer (n) | /fʊl stæk dɪˈvɛl.ə.pər/ | Lập trình viên toàn diện |
Product Manager (n) | /ˈprɒd.ʌkt ˈmæn.ɪ.dʒər/ | Quản lý sản phẩm |
QA Tester (n) | /kjuːˈeɪ ˈtɛs.tər/ | Nhân viên kiểm thử |
3.2. Từ vựng về Dữ liệu (Data)
Từ vựng (Loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Dataset (n) | /ˈdeɪtəˌsɛt/ | Tập dữ liệu |
Data mining (n) | /ˈdeɪtə ˈmaɪnɪŋ/ | Khai phá dữ liệu |
Data analysis (n) | /ˈdeɪtə əˈnæləsɪs/ | Phân tích dữ liệu |
Data structure (n) | /ˈdeɪtə ˈstrʌkʧər/ | Cấu trúc dữ liệu |
Big data (n) | /bɪɡ ˈdeɪtə/ | Dữ liệu lớn |
Metadata (n) | /ˈmɛtəˌdeɪtə/ | Siêu dữ liệu |
Database (n) | /ˈdeɪtəˌbeɪs/ | Cơ sở dữ liệu |
Data processing (n) | /ˈdeɪtə ˈprɑsɛsɪŋ/ | Xử lý dữ liệu |
Data integrity (n) | /ˈdeɪtə ɪnˈtɛgrəti/ | Tính toàn vẹn dữ liệu |
Data encryption (n) | /ˈdeɪtə ɛnˈkrɪpʃən/ | Mã hóa dữ liệu |
Data backup (n) | /ˈdeɪtə ˈbækˌʌp/ | Sao lưu dữ liệu |
Data transfer (n) | /ˈdeɪtə ˈtrænsfɜːr/ | Truyền dữ liệu |
Data governance (n) | /ˈdeɪtə ˈgʌvərnəns/ | Quản trị dữ liệu |
3.3. Phần cứng (Hardware)
Từ vựng (Loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
CPU (n) | /siː.piːˈjuː/ | Bộ xử lý trung tâm |
RAM (n) | /ræm/ | Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên |
SSD (n) | /ˌes.esˈdiː/ | Ổ cứng thể rắn |
Power Supply (n) | /ˈpaʊər səˌplaɪ/ | Bộ nguồn |
Cooling Fan (n) | /ˈkuː.lɪŋ fæn/ | Quạt làm mát |
Graphics Card (n) | /ˈɡræfɪks kɑːrd/ | Card đồ họa |
Monitor (n) | /ˈmɒnɪtər/ | Màn hình |
Keyboard (n) | /ˈkiː.bɔːrd/ | Bàn phím |
Mouse (n) | /maʊs/ | Chuột |
USB Port (n) | /ˌjuː.esˈbiː pɔːrt/ | Cổng USB |
Ethernet Cable (n) | /ˈiː.θər.net ˈkeɪ.bl/ | Cáp mạng Ethernet |
Sound Card (n) | /ˈsaʊnd kɑːrd/ | Card âm thanh |
BIOS (n) | /ˈbaɪ.ɒs/ | Hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản |
Chassis (n) | /ˈʃæsi/ | Khung máy (vỏ case) |
Heat Sink (n) | /hiːt sɪŋk/ | Bộ tản nhiệt |
Network Adapter (n) | /ˈnet.wɜːrk əˈdæp.tər/ | Bộ điều hợp mạng |
Optical Drive (n) | /ˈɒp.tɪ.kəl draɪv/ | Ổ đĩa quang |
3.4. Từ vựng về Phần mềm (Software)
Từ vựng (Loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Software (n) | /ˈsɒft.weər/ | Phần mềm |
Application (n) | /ˌæp.lɪˈkeɪ.ʃən/ | Ứng dụng |
Operating system (n) | /ˈɒp.ər.eɪ.tɪŋ ˌsɪs.təm/ | Hệ điều hành |
Program (n) | /ˈprəʊ.ɡræm/ | Chương trình |
Algorithm (n) | /ˈæl.ɡə.rɪ.ðəm/ | Thuật toán |
Update (v/n) | /ˌʌpˈdeɪt/ | Cập nhật |
Debug (v) | /ˌdiːˈbʌɡ/ | Gỡ lỗi |
Deployment (n) | /dɪˈplɔɪ.mənt/ | Triển khai |
Integration (n) | /ˌɪn.tɪˈɡreɪ.ʃən/ | Tích hợp |
Database (n) | /ˈdeɪ.tə.beɪs/ | Cơ sở dữ liệu |
Source code (n) | /ˈsɔːs ˌkəʊd/ | Mã nguồn |
Compiler (n) | /kəmˈpaɪ.lər/ | Trình biên dịch |
Framework (n) | /ˈfreɪm.wɜːk/ | Khung phần mềm |
API (Application Programming Interface) (n) | /ˌeɪ.piːˈaɪ/ | Giao diện lập trình ứng dụng |
Version (n) | /ˈvɜː.ʒən/ | Phiên bản |
Encryption (n) | /ɪnˈkrɪp.ʃən/ | Mã hóa |
Authentication (n) | /ɔːˌθen.tɪˈkeɪ.ʃən/ | Xác thực |
License (n) | /ˈlaɪ.səns/ | Giấy phép |
Open source (adj) | /ˌəʊ.pən ˈsɔːs/ | Mã nguồn mở |
3.5. Mạng máy tính (Networking)
Từ vựng (Loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Network (n) | /ˈnɛt.wɜːk/ | Mạng lưới |
Router (n) | /ˈraʊ.tər/ or /ˈruː.tər/ | Bộ định tuyến |
Switch (n) | /swɪtʃ/ | Bộ chuyển mạch |
Protocol (n) | /ˈprəʊ.tə.kɒl/ | Giao thức |
IP Address (n) | /aɪ.piː əˈdrɛs/ | Địa chỉ IP |
Subnet (n) | /ˈsʌb.nɛt/ | Mạng con |
Firewall (n) | /ˈfaɪə.wɔːl/ | Tường lửa |
Bandwidth (n) | /ˈbænd.wɪdθ/ | Băng thông |
LAN (Local Area Network) (n) | /læn/ | Mạng cục bộ |
WAN (Wide Area Network) (n) | /wæn/ | Mạng diện rộng |
VPN (Virtual Private Network) | /ˌviː.piːˈɛn/ | Mạng riêng ảo |
DNS (Domain Name System) (n) | /diːɛnˈɛs/ | Hệ thống tên miền |
Packet (n) | /ˈpæk.ɪt/ | Gói dữ liệu |
Topology (n) | /təˈpɒl.ə.dʒi/ | Cấu trúc mạng |
Ethernet (n) | /ˈiːθ.ə.nɛt/ | Chuẩn Ethernet |
MAC Address (n) | /mæk əˈdrɛs/ | Địa chỉ MAC |
Gateway (n) | /ˈɡeɪt.weɪ/ | Cổng kết nối |
Latency (n) | /ˈleɪ.tən.si/ | Độ trễ |
Load Balancer (n) | /ˈləʊd ˈbæl.ənsər/ | Bộ cân bằng tải |
3.6. Từ vựng về Bảo mật (Security)
Từ vựng (loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Authorization (n) | /ˌɔː.θər.aɪˈzeɪ.ʃən/ | Phân quyền |
Malware (n) | /ˈmæl.weər/ | Phần mềm độc hại |
Virus (n) | /ˈvaɪ.rəs/ | Vi-rút máy tính |
Trojan horse (n) | /ˈtroʊ.dʒən hɔːrs/ | Phần mềm gián điệp |
Vulnerability (n) | /ˌvʌl.nər.əˈbɪl.ə.ti/ | Lỗ hổng bảo mật |
Intrusion (n) | /ɪnˈtruː.ʒən/ | Xâm nhập |
Penetration testing (n) | /ˌpen.ɪˈtreɪ.ʃən ˈtes.tɪŋ/ | Kiểm thử thâm nhập |
Secure socket layer (SSL) (n) | /sɪˈkjʊər ˈsɒk.ɪt ˌleɪ.ər/ | Lớp bảo mật giao thức |
Two-factor authentication (n) | /tuː ˈfæk.tər ɔːˌθen.tɪˈkeɪ.ʃən/ | Xác thực hai yếu tố |
Denial of service (DoS) (n) | /dɪˈnaɪ.əl əv ˈsɜː.vɪs/ | Tấn công từ chối dịch vụ |
Phishing (n) | /ˈfɪʃ.ɪŋ/ | Lừa đảo chiếm đoạt thông tin |
Ransomware (n) | /ˈræn.səm.weər/ | Phần mềm tống tiền |
Intrusion detection system (IDS) (n) | /ɪnˈtruː.ʒən dɪˈtek.ʃən ˌsɪs.təm/ | Hệ thống phát hiện xâm nhập |
Access control (n) | /ˈæk.ses kənˈtroʊl/ | Kiểm soát truy cập |
Security policy (n) | /sɪˈkjʊə.rɪ.ti ˈpɒl.ɪ.si/ | Chính sách bảo mật |
Data breach (n) | /ˈdeɪ.tə briːtʃ/ | Sự rò rỉ dữ liệu |
3.7. Phát triển (Software Development)
Từ vựng (loại từ) | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Backend (n) | /ˈbæk.end/ | Hệ thống phía sau (phần hậu) |
Bug (n) | /bʌɡ/ | Lỗi |
Code (n/v) | /koʊd/ | Mã / Viết mã |
Debugging (n) | /diˈbʌɡ.ɪŋ/ | Gỡ lỗi |
Frontend (n) | /ˈfrʌnt.end/ | Giao diện người dùng (phần đầu) |
Iteration (n) | /ˌɪt.əˈreɪ.ʃən/ | Lặp |
Library (n) | /ˈlaɪ.brer.i/ | Thư viện |
Maintenance (n) | /ˈmeɪn.tən.əns/ | Bảo trì |
Programming (n) | /ˈproʊ.ɡræm.ɪŋ/ | Lập trình |
Repository (n) | /rɪˈpɑː.zəˌtɔːr.i/ | Kho lưu trữ |
Testing (n) | /ˈtes.tɪŋ/ | Kiểm thử |
Version control (n) | /ˈvɜːr.ʒən kənˈtroʊl/ | Kiểm soát phiên bản |
Hãy bắt đầu học và rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành từ hôm nay để mở rộng tầm nhìn và gặt hái thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin.