Cấu trúc câu là một phần kiến thức ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Anh. Khi bạn muốn truyền tải một thông tin nào đó đến người nghe bằng tiếng Anh một cách chính xác, bạn cần nắm rõ được các cấu trúc câu phù hợp trong từng tình huống. Hãy cùng MochiMochi tìm hiểu kiến thức về cấu trúc câu trong tiếng Anh qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung trong bài:
- I. Cấu trúc câu tiếng Anh là gì?
- II. Những thành phần chính của cấu trúc câu trong tiếng Anh
- III. Các cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh
I. Cấu trúc câu tiếng Anh là gì?
Cấu trúc câu trong tiếng Anh là cách sắp xếp các thành phần câu để tạo nên một câu có chức năng và ý nghĩa hoàn chỉnh. Việc nắm vững các cấu trúc câu cơ bản giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác. Đây cũng là nền tảng để bạn tìm hiểu sâu hơn về ngữ pháp tiếng Anh nói chung.
Trong một câu tiếng Anh có thể gồm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng từ, động từ, tính từ, giới từ, liên từ… hay rất nhiều thành phần khác. Tuỳ thuộc vào mỗi loại câu khác nhau mà cấu trúc câu sẽ sở hữu các thành phần khác nhau.
II. Những thành phần chính của cấu trúc câu trong tiếng Anh
- Chủ ngữ (Subject, viết tắt là S)
Trong một câu tiếng Anh, chủ ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ chỉ người, sự vật hay sự việc. Chủ ngữ có thể đóng vai trò là chủ thể thực hiện hành động (trường hợp với câu chủ động) hoặc là chủ thể bị tác động bởi một hành động nào đó (đối với câu bị động).
Ví dụ: My father is cooking dinner. (Bố tôi đang nấu bữa tối.)
- Động từ (Verb, viết tắt là V)
Động từ đóng vai trò để chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Nhìn chung, các cấu trúc câu trong tiếng Anh đều cần động từ, động từ ở đây có thể là động từ đơn hoặc cụm động từ.
Ví dụ: She goes to school by bus. (Cô ấy đến trường bằng xe buýt.)
- Tân ngữ (Object, viết tắt là O)
Tân ngữ ở đây có thể là một đại từ chỉ người, chỉ sự việc, sự vật hoặc một danh từ, một cụm danh từ. Trong cấu trúc câu tiếng Anh, tân ngữ đóng vai trò là đối tượng chịu ảnh hưởng hoặc tác động của động từ.
Ví dụ: They will buy a new car next year. (Sang năm họ sẽ mua xe ô tô mới.)
Có 2 loại tân ngữ:
Tân ngữ trực tiếp (direct object): thường xuất hiện dưới dạng đại từ hoặc danh từ chỉ người hay vật chịu tác động trực tiếp của động từ hành động trong câu. Tân ngữ trực tiếp sẽ trả lời cho câu hỏi “Who?” (ai) hoặc “What?” (cái gì).
Tân ngữ gián tiếp (indirect object): là từ, cụm từ chỉ đối tượng nhận tác động gián tiếp của động từ chỉ hành động và thường nằm giữa động từ và tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp trả lời cho câu hỏi “to whom/what” hoặc “for whom/what” (cho ai/cái gì).
- Bổ ngữ (Complement, viết tắt là C)
Bổ ngữ ở đây có thể là danh từ, tính từ và thường đi theo sau tân ngữ hoặc động từ nối. Bổ ngữ có vai trò bổ nghĩa cho tân ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy nhiên, trong một câu tiếng Anh không nhất thiết phải có bổ ngữ.
Ví dụ: His younger sister is a teacher. (Em gái của anh ấy là giáo viên.)
Ta thường gặp bổ ngữ khi chúng đi sau các động từ như:
Bổ ngữ là những tính từ thường đi sau các động từ nối
Ví dụ: My best friend is friendly. (Bạn thân của tôi thực sự rất thân thiện.)
Bổ ngữ là danh từ đi sau các động từ nối
Ví dụ: Jennie is a singer. (Jennie là ca sĩ.)
Bổ ngữ là các danh từ chỉ khoảng cách, thời gian hay trọng lượng thường gặp trong cấu trúc: V + (for) + N (khoảng cách, thời gian, trọng lượng)
Ví dụ: She studies all day. (Cô ấy học cả ngày.)
- Trạng từ (Adverb, viết tắt là Adv)
Trạng từ dùng để chỉ thời gian, tần suất, địa điểm, mức độ. Trạng từ có thể nằm đầu câu hoặc cuối câu, trước hoặc sau động từ nhằm bổ nghĩa cho động từ. Ngoài ra, trạng từ có thể bổ nghĩa cho tính từ hoặc trạng từ khác.
Ví dụ: Last week, my family went picnic. (Tuần trước, gia đình tôi đã đi dã ngoại.)
- Tính từ (Adjective, viết tắt là Adj)
Tính từ dùng để miêu tả tính cách, đặc điểm, tính chất,… của người, sự việc, sự vật trong câu. Tính từ đứng sau động từ to be, sau động từ nối hoặc đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.
Ví dụ: Nam is the most handsome boy in his class. (Nam là người đẹp trai nhất lớp.)
Học từ vựng không chỉ làm giàu vốn từ mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc hiểu và sử dụng cấu trúc câu hiệu quả. Bạn sẽ biết cách xác định vai trò của từng từ trong câu, từ đó xây dựng câu đúng ngữ pháp và rõ ý. Để học hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bạn hãy tham khảo công cụ hỗ trợ học từ vựng tiếng Anh MochiVocab.
MochiVocab được thiết kế dựa trên phương pháp Spaced Repetition (lặp lại ngắt quãng), giúp người học ghi nhớ từ vựng lâu hơn bằng cách ôn tập từ vào các thời điểm trí nhớ sắp quên. Điểm nổi bật của MochiVocab là tính năng “thời điểm vàng”, nhắc nhở người học ôn từ đúng lúc, tối ưu hóa thời gian học mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Ngoài ra, MochiVocab còn chia từ vựng theo 5 cấp độ ghi nhớ, từ chưa nhớ đến thành thạo. Dựa vào đây, MochiVocab sẽ tăng tần suất ôn tập với những từ khó nhớ, và giãn cách số lần ôn tập với các từ đã thuộc.
III. Các cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh
1. S + V
Ví dụ: She (S) works (V). (Cô ấy làm việc.)
2. S + V + O
Ví dụ: He (S) writes (V) a letter (O). (Anh ấy viết một lá thư.)
3. S + V + O (direct O) + O (indirect O)
Ví dụ: Tom (S) gave (V) me (O) a pencil (O). (Tom đưa cho tôi một cây bút chì.)
4. S + V + C
Ví dụ: Laura (S) looks (V) worried (C). (Laura có vẻ lo lắng.)
5. S + V + O + C
Ví dụ: She (S) makes (V) her mother (O) happy (C). (Cô ấy làm mẹ cô ấy vui vẻ.)
6. S + V + to V
Ví dụ: They (S) decided (V) to go shopping (C). (Họ quyết định đi mua sắm.)
7. S + V + O + Adv
Ví dụ: I (S) saw (V) her husband (O) last week (Adv.) (Tôi đã gặp chồng cô ấy tuần trước.)
8. S + be + V-ing
Ví dụ: Jack (S) is (be) singing (V-ing). (Jack đang hát.)
9. S + V + Adj/ Adv + enough + (for someone) + to V: Đủ… cho ai đó làm gì…
Ví dụ: He (S) is(V) rich (Adj) enough to buy (to V) a new house. (Anh ấy đủ giàu có để mua một ngôi nhà mới.)
10. It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V: Quá… đến nỗi mà…
Ví dụ: We (S) are having (V) such a wonderful trip (N) that we (S) don’t want to go home (V). (Chúng tôi đang có một chuyến đi tuyệt vời đến nỗi chúng tôi không muốn về nhà.)
11. S + V + so + Adj/ Adv + that + S + V: Quá… đến nỗi mà…
Ví dụ: This film (S) is (V) so boring (Adj) that nobody (S) wants to watch it (V). (Bộ phim này chán đến nỗi chẳng có ai muốn xem nó.)
12. S + V + too + Adj/ Adv + (for someone) + to do something: quá….để cho ai làm gì…
Ví dụ: This question (S) is (V) too difficult (Adj) for me to answer (to V). (Câu hỏi này quá khó để tôi trả lời.)
13. It is the first time + (that) + S + have/has + V (PP): Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì…
Ví dụ: It’s the first time we (S) have eaten (V – PP) Chinese food. (Đây là lần đầu tiên chúng tôi ăn đồ ăn Trung Quốc.)
14. It + be + time + S + V (-ed, cột 2) = It’s + time + for someone + to do something: Đã đến lúc ai đó phải làm gì…
Ví dụ: It is (be) time for you (for someone) to eat lunch (to do something). (Đã đến giờ ăn trưa rồi.)
15. It + takes/took + someone + amount of time + to do something: làm gì… mất bao nhiêu thời gian…
Ví dụ: It takes her 30 minutes (amount of time) to go to work (to do something) everyday. (Cô ấy mất 30 phút để đi làm mỗi ngày.)
16. It’s necessary for somebody to do something: Ai đó cần thiết phải làm gì
Ví dụ: It is necessary for you (for somebody) to eat more fruits (to do something). (Bạn cần phải ăn nhiều trái cây hơn.)
17. It is + Adj + (for someone) + to do something: Điều gì …. để làm gì
Ví dụ: It is important (Adj) for us (for someone) to do exercise (to do something) every day. (Điều quan trọng đối với chúng ta là phải tập thể dục hàng ngày.)
18. N + be + not only + Adj + but also + Adj : Không chỉ…. mà còn…
Ví dụ: In winter, the days (S) are (be) not only short (Adj) but also cold (Adj). (Vào mùa đông, ngày không chỉ ngắn mà còn lạnh.)
19. S + V + N/ Adj/ Adv + as well as + N/ Adj/ Adv: Cũng như
Ví dụ: Harry (S) plays (V) football (N) as well as volleyball (N). (Harry vừa chơi bóng đá vừa chơi cả bóng chuyền.)
20. S + spend + amount of time/ money + on + something: Ai đó dành thời gian vào việc gì…
Ví dụ: She (S) spends two hours (amount of time) on cooking dinner (something). (Cô ấy dành hai tiếng để nấu bữa tối.)
21. S + offer + somebody + something: Mời/ đề nghị ai cái gì
Ví dụ: Ms. Sam (S) offered me (somebody) a position (something) in her company. (Cô Sam đã mời tôi vào làm cho một vị trí trong công ty của cô ấy.)
22. S + to be + good at + V-ing/ something: Giỏi làm cái gì
Ví dụ: Jenny (S) is (to be) good at swimming (V-ing). (Jenny giỏi bơi lội.)
23. S + should/would + V + O: Ai đó nên làm gì
Ví dụ: You (S) should do (V) your homework (O) now. (Bạn nên làm bài tập luôn đi.)
24. S + prefer + to + Verb (infinitive) + rather than + Verb (infinitive): Thích làm cái gì hơn cái gì
Ví dụ: We prefer to watch TV rather than read novel. (Chúng tôi thích xem TV hơn là đọc tiểu thuyết.)
25. S + had better + V: Khuyên ai nên làm gì
Ví dụ: You (S) had better get up (V) on time. (Bạn nên thức dậy đúng giờ.)
26. It is (very) kind of somebody to do something: Ai thật tốt bụng, tử tế khi làm gì
Ví dụ: It’s very kind of you to invite us. (Cậu thật tốt bụng khi mời chúng tớ.)
27. S + used to + V: Ai đó đã từng làm gì (trong quá khứ)
Ví dụ: I (S) used to visit Thailand (V). (Tôi đã từng đến Thái Lan.)
28. S + be + used to + V-ing/ N: Ai đó đã quen với việc gì
Ví dụ: Ly (S) is (be) used to living in dormitory (V-ing). (Ly đã quen với việc sống ở ký túc xá.)
29. S + V + like/ as + N: Làm gì đó như thể
Ví dụ: Jimmy (S) spends money (V) like a billionaire (N). (Jimmy tiêu tiền như thể một tỷ phú.)
30. S + be going to + V+ O: Ai đó sẽ làm gì
Ví dụ: I (S) is going to (be going to) visit (V) my grandmother (O). (Tôi sẽ đi thăm bà tôi.)
31. S + to be + able to + V: Ai đó có khả năng làm gì
Ví dụ: Linh (S) is (to be) able to speak Chinese (V). (Linh có thể nói tiếng Trung Quốc.)
32. S + suggest + V-ing : Gợi ý làm gì đó
Ví dụ: He (S) suggests eating out tonight (V-ing). (Anh ấy gợi ý tối nay đi ăn ngoài.)
33. S + find + it + Adj + to do something: Ai đó nhận thấy…. để làm gì
Ví dụ: I (S) find it challenging (Adj) to learn Chinese in a short time. (Tôi thấy việc học tiếng Trung trong thời gian ngắn là một thách thức.)
34. No matter + wh- clause, S + V: Dù có… đi chăng nữa… thì vẫn…
Ví dụ: No matter what happens, I will always support you. (Dù có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ luôn ủng hộ bạn.)
35. Unless/ If + clause, S + V: Trừ khi/Nếu…..
Ví dụ: If you don’t get up (clause), you (S) will miss the last bus. (Nếu bạn không dậy luôn, bạn sẽ lỡ chuyến xe buýt cuối cùng đấy.)
Trên đây là 35 cấu trúc câu thông dụng và thường gặp trong tiếng Anh ở cả văn viết và giao tiếp hằng ngày. Hãy thường xuyên luyện tập để ghi nhớ được các cấu trúc này và tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh nhé. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh.