Học bảng tuần hoàn hóa học tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích không chỉ trong lĩnh vực Hóa học mà còn giúp nâng cao kỹ năng ngôn ngữ. Khi học bảng tuần hoàn, bạn sẽ làm quen với nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành, từ các nguyên tố, ký hiệu cho đến thuật ngữ liên quan. Từ đó giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và cải thiện khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên sâu.
Nội dung trong bài:
- I. Bảng tuần hoàn hóa học tiếng Anh là gì?
- II. Bảng tổng hợp tên các nguyên tố hóa học bằng tiếng Anh
- III. Cách đọc nguyên tố hóa học trong tiếng Anh
- III. Tổng hợp từ và cụm từ tiếng Anh về hóa học
I. Bảng tuần hoàn hóa học tiếng Anh là gì?
Bảng tuần hoàn hóa học trong tiếng Anh được gọi là Periodic Table of Elements. Đây là một biểu đồ tổ chức các nguyên tố hóa học dựa trên cấu trúc electron và các đặc tính hóa học của chúng. Trong bảng sẽ có nhiều thông tin về mỗi nguyên tố, bao gồm tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, số nguyên tử, khối lượng nguyên tử, nhóm và chu kỳ.
Tính đến nay, bảng tuần hoàn bao gồm 118 nguyên tố hóa học đã được xác nhận, từ Hydrogen (H) với số nguyên tử 1 đến Oganesson (Og) với số nguyên tử 118.
II. Bảng tổng hợp tên các nguyên tố hóa học bằng tiếng Anh
STT | Tên tiếng Anh | Cách phát âm | Tên tiếng Việt | Ký hiệu |
---|---|---|---|---|
1 | Hydrogen | /ˈhaɪ.drə.dʒən/ | Hydro | H |
2 | Helium | /ˈhiː.li.əm/ | Heli | He |
3 | Lithium | /ˈlɪθ.i.əm/ | Liti | Li |
4 | Beryllium | /bəˈrɪl.i.əm/ | Beri | Be |
5 | Boron | /ˈbɔː.rɒn/ | Bor | B |
6 | Carbon | /ˈkɑː.bən/ | Cacbon | C |
7 | Nitrogen | /ˈnaɪ.trə.dʒən/ | Nitơ | N |
8 | Oxygen | /ˈɒk.sɪ.dʒən/ | Oxy | O |
9 | Fluorine | /ˈflʊə.riːn/ | Fluo | F |
10 | Neon | /ˈniː.ɒn/ | Neon | Ne |
11 | Sodium | /ˈsoʊ.di.əm/ | Natri | Na |
12 | Magnesium | /mæɡˈniː.zi.əm/ | Magie | Mg |
13 | Aluminum | /əˈluː.mɪ.nəm/ | Nhôm | Al |
14 | Silicon | /ˈsɪl.ɪ.kɒn/ | Silic | Si |
15 | Phosphorus | /ˈfɒs.fər.əs/ | Phốt pho | P |
16 | Sulfur | /ˈsʌl.fər/ | Lưu huỳnh | S |
17 | Chlorine | /ˈklɔː.riːn/ | Clo | Cl |
18 | Argon | /ˈɑː.ɡɒn/ | Argon | Ar |
19 | Potassium | /pəˈtæs.i.əm/ | Kali | K |
20 | Calcium | /ˈkæl.si.əm/ | Canxi | Ca |
21 | Scandium | /ˈskæn.di.əm/ | Scandi | Sc |
22 | Titanium | /taɪˈteɪ.ni.əm/ | Titan | Ti |
23 | Vanadium | /vəˈneɪ.di.əm/ | Vani | V |
24 | Chromium | /ˈkroʊ.mi.əm/ | Crom | Cr |
25 | Manganese | /ˈmæŋ.ɡə.niːz/ | Mangan | Mn |
26 | Iron | /ˈaɪ.ərn/ | Sắt | Fe |
27 | Cobalt | /ˈkoʊ.bɒlt/ | Coban | Co |
28 | Nickel | /ˈnɪk.əl/ | Niken | Ni |
29 | Copper | /ˈkɒp.ər/ | Đồng | Cu |
30 | Zinc | /zɪŋk/ | Kẽm | Zn |
31 | Gallium | /ˈɡæl.i.əm/ | Gali | Ga |
32 | Germanium | /dʒɜːrˈmeɪ.ni.əm/ | Geman | Ge |
33 | Arsenic | /ˈɑː.sə.nɪk/ | Asen | As |
34 | Selenium | /səˈliː.ni.əm/ | Selen | Se |
35 | Bromine | /ˈbroʊ.miːn/ | Brom | Br |
36 | Krypton | /ˈkrɪp.tɒn/ | Krypton | Kr |
37 | Rubidium | /ruːˈbɪd.i.əm/ | Rubi | Rb |
38 | Strontium | /ˈstrɒn.ʃi.əm/ | Strônti | Sr |
39 | Yttrium | /ˈɪt.ri.əm/ | Ytri | Y |
40 | Zirconium | /zɜːrˈkoʊ.ni.əm/ | Zircon | Zr |
41 | Niobium | /naɪˈoʊ.bi.əm/ | Niôbi | Nb |
42 | Molybdenum | /məˈlɪb.də.nəm/ | Molipđen | Mo |
43 | Technetium | /tɛkˈniː.ʃi.əm/ | Tectini | Tc |
44 | Ruthenium | /ruːˈθiː.ni.əm/ | Rutheni | Ru |
45 | Rhodium | /ˈroʊ.di.əm/ | Rodi | Rh |
46 | Palladium | /pəˈleɪ.di.əm/ | Paladi | Pd |
47 | Silver | /ˈsɪl.vər/ | Bạc | Ag |
48 | Cadmium | /ˈkæd.mi.əm/ | Cađimi | Cd |
49 | Indium | /ˈɪn.di.əm/ | Inđi | In |
50 | Tin | /tɪn/ | Thiếc | Sn |
51 | Antimony | /ˈæn.tɪ.mə.ni/ | Antimon | Sb |
52 | Tellurium | /təˈlʊr.i.əm/ | Telu | Te |
53 | Iodine | /ˈaɪ.ə.diːn/ | Iod | I |
54 | Xenon | /ˈziː.nɒn/ | Xenon | Xe |
55 | Cesium | /ˈsiː.zi.əm/ | Xêsi | Cs |
56 | Barium | /ˈbeə.ri.əm/ | Bari | Ba |
57 | Lanthanum | /ˈlæn.θə.nəm/ | Lantan | La |
58 | Cerium | /ˈsɪr.i.əm/ | Xêri | Ce |
59 | Praseodymium | /ˌpræz.i.əˈdɪm.i.əm/ | Praxêđimi | Pr |
60 | Neodymium | /ˌniː.oʊˈdɪm.i.əm/ | Nêođimi | Nd |
61 | Promethium | /proʊˈmiː.θi.əm/ | Prômêti | Pm |
62 | Samarium | /səˈmeə.ri.əm/ | Samari | Sm |
63 | Europium | /jʊˈroʊ.pi.əm/ | Ôrôpi | Eu |
64 | Gadolinium | /ˌɡæd.əˈlɪn.i.əm/ | Gadolini | Gd |
65 | Terbium | /ˈtɜː.bi.əm/ | Terbi | Tb |
66 | Dysprosium | /dɪsˈproʊ.zi.əm/ | Đisprosio | Dy |
67 | Holmium | /ˈhɒl.mi.əm/ | Hôlmi | Ho |
68 | Erbium | /ˈɜː.bi.əm/ | Erbi | Er |
69 | Thulium | /ˈθuː.li.əm/ | Thuli | Tm |
70 | Ytterbium | /ɪtˈɜː.bi.əm/ | Ytecbi | Yb |
71 | Lutetium | /luːˈtiː.ʃi.əm/ | Lutêci | Lu |
72 | Hafnium | /ˈhæf.ni.əm/ | Hafni | Hf |
73 | Tantalum | /ˈtæn.tə.ləm/ | Tantan | Ta |
74 | Tungsten | /ˈtʌŋ.stən/ | Vonfram | W |
75 | Rhenium | /ˈriː.ni.əm/ | Rêni | Re |
76 | Osmium | /ˈɒz.mi.əm/ | Osmi | Os |
77 | Iridium | /ɪˈrɪd.i.əm/ | Iri | Ir |
78 | Platinum | /ˈplæt.ɪ.nəm/ | Platin | Pt |
79 | Gold | /ɡoʊld/ | Vàng | Au |
80 | Mercury | /ˈmɜː.kjʊ.ri/ | Thủy ngân | Hg |
81 | Thallium | /ˈtæl.i.əm/ | Tali | Tl |
82 | Lead | /led/ | Chì | Pb |
83 | Bismuth | /ˈbɪz.məθ/ | Bitmut | Bi |
84 | Polonium | /pəˈloʊ.ni.əm/ | Pôlôni | Po |
85 | Astatine | /ˈæs.tə.tiːn/ | Axtatin | At |
86 | Radon | /ˈreɪ.dɒn/ | Radon | Rn |
87 | Francium | /ˈfræn.si.əm/ | Francio | Fr |
88 | Radium | /ˈreɪ.di.əm/ | Rađi | Ra |
89 | Actinium | /ækˈtɪn.i.əm/ | Actini | Ac |
90 | Thorium | /ˈθɔː.ri.əm/ | Tori | Th |
91 | Protactinium | /ˌproʊ.tækˈtɪn.i.əm/ | Prôtactini | Pa |
92 | Uranium | /jʊˈreɪ.ni.əm/ | Urani | U |
93 | Neptunium | /nɛpˈtjuː.ni.əm/ | Neptuni | Np |
94 | Plutonium | /pluːˈtoʊ.ni.əm/ | Plutoni | Pu |
95 | Americium | /əˈmɛr.ɪ.si.əm/ | Amêrici | Am |
96 | Curium | /ˈkjʊə.ri.əm/ | Curi | Cm |
97 | Berkelium | /bɜːkˈliː.li.əm/ | Béckerli | Bk |
98 | Californium | /kælɪˈfɔːr.ni.əm/ | Califôni | Cf |
99 | Einsteinium | /aɪnˈstaɪn.i.əm/ | Anxtaini | Es |
100 | Fermium | /ˈfɜː.mi.əm/ | Fermi | Fm |
101 | Mendelevium | /mɛnˈdɛl.ɛ.vi.əm/ | Menđêlêvi | Md |
102 | Nobelium | /noʊˈbeɪ.li.əm/ | Nôbêli | No |
103 | Lawrencium | /lɔːˈrɛn.si.əm/ | Lôrênxi | Lr |
104 | Rutherfordium | /ˌrʌð.ərˈfɔːr.di.əm/ | Rađecphoócđi | Rf |
105 | Dubnium | /ˈdjuːb.ni.əm/ | Đubni | Db |
106 | Seaborgium | /siːˈbɔːr.ɡi.əm/ | Xêbôrgi | Sg |
107 | Bohrium | /ˈboʊ.ri.əm/ | Bôri | Bh |
108 | Hassium | /ˈhæ.si.əm/ | Hasi | Hs |
109 | Meitnerium | /ˌmaɪtˈnɛr.i.əm/ | Maitne | Mt |
110 | Darmstadtium | /ˌdɑːrmˈʃtæt.i.əm/ | Đacmxtađti | Ds |
111 | Roentgenium | /ˈrɛntɡəniəm/ | Rơngten | Rg |
112 | Copernicium | /ˌkoʊpərˈnɪsiəm/ | Copernici | Cn |
113 | Nihonium | /naɪˈhoʊ.ni.əm/ | Nihoni | Nh |
114 | Flerovium | /fləˈrɒv.i.əm/ | Phlêrôvi | Fl |
115 | Moscovium | /məsˈkoʊ.vi.əm/ | Moxcôvi | Mc |
116 | Livermorium | /ˌlɪvərˈmɔːriəm/ | Livermorium | Lv |
117 | Tennessine | /tɛˈnɛsiːn/ | Tennessin | Ts |
118 | Oganesson | /ˈoʊɡənɛsən/ | Oganesson | Og |
Khi học bảng tuần hoàn hóa học theo phương pháp truyền thống, nhiều người gặp những khó khăn như dễ nhầm lẫn các nguyên tố, không nhớ cách viết hoặc ký hiệu. Việc phải liên tục tra cứu và ghi nhớ hàng loạt thông tin phức tạp có thể khiến quá trình học trở nên chán nản.
Để học một cách khoa học và hiệu quả hơn, bạn có thể lưu tên các nguyên tố hóa học vào MochiVocab để ôn tập theo “Thời điểm vàng”. Tính năng đặc biệt này áp dụng Spaced Repetition (lặp lại ngắt quãng) – kỹ thuật được chứng minh giúp người học có được khả năng ghi nhớ vượt trội. Cụ thể, MochiVocab sẽ tính toán đúng thời điểm não chuẩn bị quên thông tin và gửi thông báo nhắc nhở bạn ôn tập. Từ đó, kiến thức dễ dàng đi vào vùng trí nhớ dài hạn mà bạn lại tiết kiệm được thời gian và công sức hơn so với phương pháp truyền thống. MochiVocab còn chia từ vựng đã học theo 5 cấp độ ghi nhớ, những từ bạn thành thạo sẽ ở cấp độ cao và ngược lại. Dựa vào đây, MochiVocab sẽ điều chỉnh tần suất ôn tập hợp lý cho các từ mà bạn đã nhớ và chưa nhớ.
III. Cách đọc nguyên tố hóa học trong tiếng Anh
1. Cấu trúc của bảng tuần hoàn hóa học
Mỗi hàng trên bảng được gọi là một chu kỳ (period). Tất cả các nguyên tố trong một chu kỳ có cùng số lượng quỹ đạo (orbitals). Điều này bắt đầu từ một quỹ đạo ở hàng trên cùng, đến bảy quỹ đạo ở hàng dưới cùng. Mỗi hàng tăng thêm một quỹ đạo. Các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có các tính chất vật lý tương tự nhau (physical properties)
Mỗi cột trên bảng tương ứng với một nhóm (group). Tất cả các nguyên tố trong cùng một nhóm có cùng số lượng electron ở lớp vỏ ngoài, còn gọi là electron hóa trị (valence electrons). Các nguyên tố trong cùng một nhóm phản ứng với các nguyên tố khác theo những cách tương tự.
2. Cách đọc các thông số của một nguyên tố
Số nguyên tử (atomic number), con số ở phía trên mỗi ô nguyên tố, là số proton trong hạt nhân và số electron trong nguyên tử.
Ký hiệu nguyên tố (elemental symbol) là viết tắt của tên nguyên tố (element name). Một số bảng tuần hoàn không bao gồm tên nguyên tố, chỉ có ký hiệu.
Khối lượng nguyên tử (atomic weight) là khối lượng trung bình của tất cả các đồng vị của nguyên tố. Đây là số trung bình của tất cả proton và neutron trong hạt nhân. Nhìn chung, khối lượng nguyên tử tăng khi bạn di chuyển xuống hoặc ngang qua mỗi nhóm hoặc chu kỳ. Tất nhiên, cũng sẽ có những ngoại lệ đối với quy tắc này.
III. Tổng hợp từ và cụm từ tiếng Anh về hóa học
Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa |
---|---|---|
Atom | /ˈætəm/ | Nguyên tử |
Molecule | /ˈmɒlɪkjuːl/ | Phân tử |
Compound | /ˈkɒmpaʊnd/ | Hợp chất |
Element | /ˈɛlɪmənt/ | Nguyên tố |
Reaction | /rɪˈækʃən/ | Phản ứng |
Catalyst | /ˈkætəlɪst/ | Chất xúc tác |
Solvent | /ˈsɒlvənt/ | Dung môi |
pH | /piːˈeɪtʃ/ | Độ pH (độ axit/bazơ) |
Concentration | /ˌkɒnsənˈtreɪʃən/ | Nồng độ |
Solution | /səˈluːʃən/ | Dung dịch |
Precipitate | /prɪˈsɪpɪteɪt/ | Kết tủa |
Dissolve | /dɪˈzɒlv/ | Hòa tan |
Ion | /aɪən/ | Ion (điện tích) |
Oxidation | /ˌɒksɪˈdeɪʃən/ | Sự oxi hóa |
Reduction | /rɪˈdʌkʃən/ | Sự khử (giảm) |
Combustion | /kəmˈbʌsʧən/ | Sự cháy |
Endothermic | /ˌɛndəʊˈθɜːmɪk/ | Nội nhiệt (hấp thụ nhiệt) |
Exothermic | /ˌɛksoʊˈθɜːmɪk/ | Ngoại nhiệt (tỏa nhiệt) |
Thermodynamics | /ˌθɜːrməʊdaɪˈnæmɪks/ | Nhiệt động lực học |
Kinetics | /kɪˈnɛtɪks/ | Động lực học (nghiên cứu tốc độ phản ứng) |
Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách học bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng Anh. Đừng quên khám phá thêm nhiều nội dung thú vị và bổ ích khác của MochiMochi để tiếp tục hành trình học tập hiệu quả nhé!