Ngữ pháp tiếng Anh

Thức giả định (subjunctive mood) là gì? Cấu trúc và ví dụ

thức giả định subjunctive mood
Thức giả định subjunctive mood

Thức giả định là một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh dùng để diễn tả các hành động hoặc trạng thái mang tính giả định, không chắc chắn, hoặc trái ngược với thực tế. Vậy thức giả định có những cách dùng và cấu trúc như thế nào. Cùng MochiMochi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung trong bài:


I. Thức giả định (subjunctive mood) là gì?

Thức giả định (subjunctive mood) hay câu giả định (subjunctive) là những câu cầu khiến, dùng để diễn đạt những ý tưởng, mong muốn, điều kiện, hoặc sự việc không có thật ở hiện tại, hoặc trái ngược với sự thật. 

Ví dụ:

I wish I were a bird. (Tôi ước mình là một con chim.)

If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học chăm chỉ hơn.)

It is important that she be on time. (Điều quan trọng là cô ấy phải đúng giờ.)

She insisted that he be there on time. (Cô ấy khăng khăng rằng anh ấy phải có mặt đúng giờ.)


II. Các cấu trúc thức giả định (subjunctive mood) 

Thức giả định gồm 3 loại: 

  • Giả định ở hiện tại
  • Giả định ở quá khứ
  • Giả định ở quá khứ hoàn thành

3 loại giả định trên được trình bày chi tiết theo từng cấu trúc như sau:

1. Cấu trúc thức giả định với động từ

Cấu trúc thức giả định với động từ
Cấu trúc thức giả định với động từ

Cấu trúc: S1 + V1 + that + S2 + (not) + V2 + O…

Trong đó:

  • Câu giả định thường đi kèm với mệnh đề “that”
  • V1 là động từ chính trong mệnh đề chính, được chia theo thì của chủ ngữ (S1)
  • V2 là động từ trong mệnh đề phụ, luôn được chia dưới dạng nguyên mẫu không “to”

Ví dụ: 

He suggested that we go to the cinema tonight. (Anh ấy đề nghị chúng ta đi xem phim tối nay.)

The doctor advised that she quit smoking. (Bác sĩ khuyên cô ấy bỏ thuốc lá.)

Lưu ý: Động từ V1 thường là các động từ biểu thị ý kiến, yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh,…Một số động từ giả định được dùng trong cấu trúc trên gồm:

Động từNghĩa
preferthích
require yêu cầu
insistkhăng khăng
proposeđề xuất
stipulatequy định, ra điều kiện
decreera quy định
orderra lệnh
requestyêu cầu, đề nghị
urgethúc giục
askđòi hỏi, xin, yêu cầu
commandra lệnh, chỉ thị
suggestđề xuất
advisekhuyên
agreeđồng ý
intendcó ý định
recommendgợi ý

2. Cấu trúc thức giả định với tính từ

Cấu trúc: 

It + to be + adj/động từ phân từ + that + S + (not) + V-inf

S + to be + adj/động từ phân từ + that + S + (not) + V-inf

Trong đó:

  • Câu giả định thường đi kèm với mệnh đề “that”
  • To be chia theo thì của câu
  • V-inf là động từ nguyên thể

Ví dụ:

It is important that we arrive on time. (Điều quan trọng là chúng ta phải đến đúng giờ.)

It is necessary that he study harder. (Điều cần thiết là anh ấy phải học hành chăm chỉ hơn.)

It is essential that we keep this a secret. (Điều thiết yếu là chúng ta phải giữ bí mật này.)

Một số tính từ thường được dùng trong cấu trúc thức giả định gồm:

Động từ/ động từ phân từNghĩa
important quan trọng
necessary cần thiết
essential thiết yếu, cần thiết
crucial quan trọng, chủ yếu
desirable đáng mong muốn
vital quan trọng, cần thiết
advisableđáng khuyên bảo
recommendedđược giới thiệu
obligatory bắt buộc
requiredđòi hỏi, cấp thiết
suggestedđược giới thiệu
proposedđược đề nghị
imperativebắt buộc, cấp bác

3. Cấu trúc thức giả định với danh từ

Cấu trúc:

S + to be + N + that + S + (not) + V-inf

S + V + N + that + S + (not) + V-inf

Trong đó:

  • Câu giả định thường đi kèm với mệnh đề “that”
  • To be chia theo thì của câu
  • V-inf là động từ nguyên thể

It is my request that you finish this report by tomorrow. (Tôi yêu cầu bạn hoàn thành báo cáo này trước ngày mai.)

It is my suggestion that we postpone the meeting. (Tôi đề nghị chúng ta hoãn cuộc họp lại.)

Dưới đây là các danh từ giả định thường được sử dụng khi cấu trúc câu giả định:

Danh từNghĩa
importancesự quan trọng
requirementyêu cầu
insistencesự khăng khăng
proposalđề xuất
stipulationquy định, điều kiện
decreenghị định, sắc lệnh
orderlệnh
requestyêu cầu, đề nghị
urgesự thúc giục
necessitysự cần thiết
commandra lệnh, chỉ thị
suggestionđề xuất
advicelời khuyên
agreementsự đồng ý
intentioncó ý định
recommendationgợi ý

Nếu bạn chỉ học ngữ pháp về thức giả định mà không có vốn từ vựng, bạn sẽ khó biểu đạt được đầy đủ ý nghĩa câu nói. Từ vựng cung cấp ngữ cảnh, giúp bạn hiểu rõ cách ngữ pháp được sử dụng. 

Bạn có thể tìm và học các từ vựng qua các tài liệu tiếng Anh về lượng từ. MochiVocab là một gợi ý.

MochiVocab cung cấp hơn 20 khóa học và hơn 8000 từ vựng ở nhiều trình độ với đa dạng chủ đề. Bạn có thể học từ vựng qua flashcard, mỗi flashcash gồm từ vựng tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt, phiên âm, cách phát âm mẫu (audio phát âm) và câu ví dụ. 

Tính năng đặc biệt nhất của MochiVocab là “Thời điểm vàng” giúp bạn tính toán và nhắc nhở thời điểm ôn tập tối ưu. Đây là tính năng được xây dựng dựa trên phương pháp học lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition). Dựa trên lịch sử học của bạn, MochiVocab sẽ tính toán và thông báo thời điểm mà não chuẩn bị quên từ để nhắc nhở ôn tập. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian học mà hiệu quả ghi nhớ lại tăng gấp nhiều lần.

Ngoài ra, MochiVocab còn có tính năng “5 cấp độ từ vựng”. Cụ thể từ vựng bạn đã học được xếp theo 5 mức, tương ứng với 5 cấp độ ghi nhớ từ mới học cho đến ghi nhớ sâu. Dựa vào đây, MochiVocab sẽ phân bổ tần suất câu hỏi ôn tập thật hợp lý, đảm bảo bạn có thể tập trung hơn cho các từ vựng bạn chưa kịp nhớ.

app mochivocab
5 cấp độ ghi nhớ
mochi thông báo

4. Cấu trúc thức giả định với “Would rather that” 

  • “Would rather that” ở hiện tại và tương lai

Cấu trúc: S1 + would rather (that) + S2 + were/V(P1)/ed

Trong đó động từ của chủ ngữ 2 là to be sẽ chia thành “were” với tất cả các ngôi

Ý nghĩa: diễn tả mong muốn hoặc sở thích của người nói về một tình huống khác với hiện tại hoặc tương lai.

Ví dụ:

I would rather that he were at home than go out. (Tôi muốn anh ấy ở nhà thay vì đi ra ngoài.)

I would rather he called me than texted me. (Tôi thích anh ấy gọi cho tôi hơn là nhắn tin.)

  • “Would rather that” ở quá khứ

Cấu trúc: S1 + would rather (that) + S2 + had + V(P2)/ed

Ý nghĩa: diễn tả mong muốn, nuối tiếc của người nói hoặc một ai đó về những gì đã xảy ra trong quá khứ. 

Ví dụ:

I would rather that I had studied harder for the exam. (Tôi ước mình đã học chăm chỉ hơn cho kỳ thi.)

She would rather that she hadn’t bought that dress. (Cô ấy ước mình đã không mua chiếc váy đó.)

5. Cấu trúc thức giả định với câu điều kiện 

  • Câu điều kiện loại 2

Cấu trúc: If + S + V(P1)/ed, S + would/could/should + V-inf

Nếu động từ ở mệnh đề “if” là to be, bạn phải chia thành “were” đối với tất cả các ngôi.

Ý nghĩa: diễn tả một tình huống không có thật ở hiện tại, một điều kiện giả định trái với thực tế, dùng để đưa ra lời khuyên, giả định về một tình huống khác hoặc để bày tỏ ước muốn.

Ví dụ:

If I were a bird, I could fly. (Nếu tôi là một con chim, tôi có thể bay.)

If I had more money, I would buy a new car. (Nếu tôi có nhiều tiền hơn, tôi sẽ mua một chiếc xe mới.)

Đảo ngữ của câu điều kiện loại 2:

Cấu trúc: Were + S + (to) V, S + would/could/might + V

Ví dụ: 

Were I you, I would not do that. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không làm thế.)

Were I to know the answer, I would tell you. (Nếu tôi biết câu trả lời, tôi sẽ nói với bạn.)

  • Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc: If + S + had + V3/ed, S + would/could/might + have + V3/ed

Ý nghĩa: diễn tả một tình huống không có thật trong quá khứ và do đó, kết quả cũng không thể xảy ra trong quá khứ; dùng để nói về điều gì đó đã không xảy ra và kết quả khác đã xảy ra hoặc có thể xảy ra nếu điều kiện đó trở thành sự thật.

Ví dụ:

If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã học hành chăm chỉ hơn, tôi đã đậu kỳ thi rồi.)

If she had known you were coming, she would have prepared dinner. (Nếu cô ấy biết bạn đến, cô ấy đã chuẩn bị bữa tối rồi.)

Đảo ngữ với câu điều kiện loại 3:

Cấu trúc: Had + S + V3, S + would/could/might + have + V3

Ví dụ:

Had she known the truth, she wouldn’t have married him. (Nếu cô ấy biết sự thật, cô ấy đã không kết hôn với anh ta.)

Had I been taller, I could have joined the basketball team. (Nếu tôi cao hơn, tôi đã có thể tham gia đội bóng rổ.)

6. Cấu trúc thức giả định với “Wish/ If only”

  • “Wish/ If only” ở hiện tại

Cấu trúc: 

S + wish + (that) + S + V(P1)/ed

S + wish + (that) + S + were + N/Adj

If only + (that) + S + V(P1)/ed

Ý nghĩa: diễn tả một mong ước về một điều gì đó trái ngược với thực tế hiện tại.

Ví dụ:

I wish I had a car. (Tôi ước tôi có một chiếc xe hơi.)

If only I knew the answer. (Giá mà tôi biết câu trả lời.)

I wish I didn’t have to work today. (Tôi ước tôi không phải đi làm hôm nay.)

If only it wasn’t so hot. (Giá mà trời không nóng như vậy.)

  • “Wish/ If only” ở quá khứ

Cấu trúc: 

S + wish + (that) + S + had + V3

If only + (that) + S + had + V3

Ý nghĩa: diễn tả một ước muốn không thể thực hiện được hoặc không xảy ra trong quá khứ, thường là một sự hối tiếc về điều gì đó đã xảy ra.

Ví dụ: 

If only I had known about the party. (Giá mà tôi đã biết về bữa tiệc.)

She wishes she hadn’t eaten so much chocolate. (Cô ấy ước mình đã không ăn nhiều sô cô la như vậy.)

7. Cấu trúc thức giả định với “As if/ as though”

  • “As if/as though” ở hiện tại

Cấu trúc: 

S + Vs/es + as if / as though + S + V(P1)/ed

S + Vs/es + as if / as though + S + were + N/Adj

Ý nghĩa: diễn tả những tình huống giả định, không xảy ra trong hiện tại.

Ví dụ:

He acts as if he knows everything. (Anh ta hành động như thể anh ta biết tất cả mọi thứ.)

She talks as though she were a queen. (Cô ấy nói chuyện như thể cô ấy là một nữ hoàng.)

  • As if/ as though” ở quá khứ

Cấu trúc: 

S + V(p1)/ed + as if / as though + S + had + V3

Ý nghĩa: diễn tả hành động không có thật ở quá khứ.

Ví dụ:

He looked as if he had seen a ghost. (Anh ấy trông như thể vừa nhìn thấy ma.)

She acted as though she had known him for years. (Cô ấy hành động như thể đã quen biết anh ta nhiều năm.)

8. Cấu trúc thức giả định với “It’s time, It’s high time, It’s about time”

Cấu trúc: It’s time/high time/about time + S + V(P1)/ed

Ý nghĩa: khẳng định rằng đã đến lúc một việc gì đó cần được thực hiện ngay lập tức. 

Ví dụ:

It’s time you went to bed. (Đã đến lúc con đi ngủ rồi.)

It’s high time we started our project. (Đã quá muộn rồi, chúng ta nên bắt đầu dự án của mình.)

It’s about time he apologized for his mistake. (Cậu ta nên xin lỗi vì lỗi lầm của mình đã lâu rồi.)


III. Bài tập áp dụng

1. Bài tập

Chia động từ trong ngoặc cho các câu sau:

1. The teacher suggested that the student ___ (review) the material again before the test.

2. It is important that everyone ___ (attend) the safety training session.

3. If I ___ (be) you, I would accept the offer without hesitation.

4. The proposal that he ___ (leave) immediately was unexpected.

5. I would rather that he ___ (not tell) anyone about our plan.

6. I wish she ___ (can come) to my birthday party.

7. He acts as if he ___ (know) everything about the project.

8. It’s high time you ___ (start) preparing for your final exams.

2. Đáp án

1. review

2. attend

3. were

4. leave

5. did not tell

6. could come

7, knew

8. started

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đầy đủ các cấu trúc và cách dùng của thức giả định (subjunctive mood) trong tiếng Anh. Đây là phần ngữ pháp rất quan trọng, vì vậy hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng một cách thành thạo và tự nhiên. Và cũng đừng quên cập nhật các bài viết khác về ngữ pháp tiếng Anh từ MochiMochi nhé!