Bạn không thể sử dụng tốt tiếng Anh nếu không học từ vựng. Ít nhất bạn cần nắm được 3000 – 5000 từ. Với số lượng từ vựng không nhỏ, phải học thế nào để ghi nhớ và lấy chúng ra sử dụng một cách nhanh chóng khi cần.
Câu trả lời là bạn cần học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Việc tích lũy dần dần giúp bạn không bị quá tải, đồng thời có đủ thời gian để hiểu, học cách dùng thành thạo 1 từ. Chất lượng cũng nên đi đôi với số lượng, nếu không bạn sẽ tiến bộ rất chậm. Dưới đây là 7 cách học từ vựng bạn có thể áp dụng mỗi ngày để nhanh chóng ghi nhớ và dùng được từ vựng đó.
Gắn từ vựng với 1 hình ảnh, cảm xúc, câu chuyện cụ thể
Bộ não của chúng ta có xu hướng ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn so với thông tin dạng chữ. Ngoài ra, nếu 1 thông tin để lại cảm xúc mạnh cho chúng ta cũng giúp bộ não ghi nhớ nó nhanh và lâu hơn. Không chỉ thế, việc gắn từ vựng với 1 câu chuyện, hình ảnh hay cảm xúc nào đó sẽ cung cấp cho bạn ngữ cảnh sử dụng của từ, giúp bạn không chỉ nhớ lâu, mà còn vận dụng từ chính xác, đúng ngữ cảnh nữa.
Vì thế, với mỗi từ vựng, các bạn có thể truy cập vào Google Image hoặc pinterest, gõ từ vựng mình học vào ô tìm kiếm và lướt xem các kết quả trả về. Sau đó, bạn có thể chọn 1 hình ảnh để lại ấn tượng nhất với bạn khi nhìn vào, vừa tập trung vào đó, vừa đọc to từ vựng lên để bộ não liên kết tất cả các thông tin này với nhau. Bạn có thể đọc từ đó bằng cảm xúc gần nhất với bức ảnh. Ví dụ, bạn có thể chọn hình ảnh sau đây để minh hoạ cho bối cảnh và ý nghĩa của idiom “an apple of one’s eye”.
Riêng đối với idiom, có một tips bạn có thể vận dụng, đó là thay vì phải đi tìm hình minh hoạ, bạn hãy thử hình dung ra chính cái hình ảnh nghĩa đen của idiom đó. Ví dụ idiom “a stone’s throw”. Hãy hình dung ra cảnh bạn ném một viên đá. Khoảng cách bạn ném được không quá xa. Từ đó, bạn liên tưởng đến nghĩa bóng của nó: khoảng cách gần, chỉ bằng khoảng mình ném 1 viên đá thôi.
Nếu bạn không tìm thấy hình ảnh phù hợp hoặc không có thời gian cho việc đó, hãy tự vẽ minh hoạ cho nó theo cách bạn hiểu được, hoặc đơn giản là dùng từ đó đặt một câu liên quan tới bản thân, hoặc sự kiện ấn tượng với bạn. Việc học càng được cá nhân hoá, sẽ càng hiệu quả.
Học từ vựng theo cụm
Thay vì học từng từ riêng lẻ, rồi ghép chúng word by word như cách viết tiếng Việt dẫn đến sai ngớ ngẩn và ảnh hưởng đến độ trôi chảy mạch lạc của câu, bạn nên học cả cụm từ dài. Ví dụ thay vì học riêng lẻ từng từ “pose”, “threat” “well-being” nghĩa là gì, hãy học cả cụm “pose a threat to well-being” nghĩa là “gây ra mối đe dọa cho sức khỏe”. Khi nói hoặc viết, việc dùng cả cụm như vậy giúp bạn kéo dài câu ra, giảm bớt sự ngập ngừng, vừa tự nhiên, vừa rất “chanh sả”. Bạn cũng không lo là mình dùng giới từ này đi với động từ này có đúng hay không.
Các từ điển như Ozdic, Cambridge, Oxford, Mochi Dictionary Extension đều có phần collocation và các câu ví dụ để cung cấp các cụm từ hay cho bạn. Đừng bỏ qua phần này khi bạn tra từ điển nhé. Bạn nên note chúng lại để học dần.
Học từ vựng theo chủ đề và mục đích sử dụng
Học theo chủ đề cung cấp cho bạn chính xác bối cảnh sử dụng của từ. Từ đó, bạn chỉ cần lấy ra sử dụng khi đề cập đến chủ đề đó. Đồng thời, chủ đề cũng tạo ra liên kết giữa các từ, giúp bạn ghi nhớ nó dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bạn nên bắt đầu bằng các chủ đề gần gũi với bản thân nhất. Trong mỗi chủ đề, bạn có thể chia nhỏ hơn theo mục đích sử dụng nữa. Ví dụ, trong chủ đề du lịch, bạn có thể chia nhỏ thành những nhóm từ vựng như miêu tả phong cảnh (landscape), hoạt động (activities), văn hoá và con người (culture and people)…. Việc chia nhỏ giúp bạn nhanh chóng tìm được từ thích hợp, từ đó phản xạ nhanh hơn. Có rất nhiều nguồn cung cấp cho bạn từ vựng theo chủ đề như Englishclub, Dictionary.com, ieltsspeaking.co.uk, các khóa học trên app MochiVocab.
Lặp lại ngắt quãng
Nếu bạn muốn ghi nhớ mãi không quên một từ vựng và sử dụng được nó tự nhiên, thành thạo, bạn cần thường xuyên lặp lại nó. Việc lặp lại ra tín hiệu cho bộ não của bạn rằng đây là thông tin quan trọng, đừng xóa nó đi trong mỗi đợt “thanh lọc” bộ nhớ.
Theo cách học Này, bạn có thể chia nhỏ từ vựng ra học mỗi ngày một chút, và ôn tập chúng vào lúc bạn chuẩn bị quên – cũng là thời điểm bộ não ghi nhớ tốt nhất chứ không học liên tục 1 từ trong nhiều ngày liên tiếp. Khi lặp lại, để đạt hiệu quả tốt nhất, thay vì chỉ nhớ lại nghĩa, cách phát âm, bạn nên lặp lại 1 cách chất lượng bằng cách vận dụng từ vựng vào việc làm bài tập, đặt câu với từ vựng đó.
Bạn có thể dùng app MochiVocab để học từ vựng đơn giản, hiệu quả hơn mỗi ngày. Vì app có tính năng “thời điểm vàng” sẽ tính toán thời gian bạn chuẩn bị quên từ vựng dựa trên lịch sử học và gửi thông báo nhắc nhở bạn ôn tập vào thời gian đó. App cũng sẽ chia lượng từ vựng đã học theo mức độ ghi nhớ, từ đó đề xuất tần suất học tập thích hợp. Mỗi lần ôn tập, Mochi sẽ đưa cho bạn các bài tập nhỏ để bạn vận dụng làm, đảm bảo chất lượng cho các lần lặp lại. Bên cạnh làm bài tập, bạn hoàn toàn có thể tự đặt câu thực hành với từ vựng đó để tăng tính cá nhân hoá của quá trình học. Từ vựng bạn chưa nhớ sẽ cần học nhiều hơn, từ nào đã nhớ rồi tần suất sẽ thưa hơn, tuỳ thuộc vào thời gian bạn quên nó.
Học family word
Family words là tập hợp các từ có cùng gốc từ, với các tiền tố, hậu tố khác nhau. Vì thế, chúng thường sẽ chung một nét nghĩa gốc. Bạn có thể dựa trên nghĩa gốc này, để ghi nhớ nhiều từ vựng một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Với gốc từ “vision”, ta có:
- Visual (adj) – thuộc về thị giác, ngoại hình.
- Visible (adj) – có thể nhìn thấy.
- (In)visibility (n) – khả năng nhìn thấy (nói về thời tiết).
- Invisible (adj) – vô hình.
- Visionary (adj) tầm nhìn xa trông rộng.
- Visualize (v) minh hoạ.
Để khám phá family words của một từ cụ thể, bạn có thể sử dụng công cụ Word Family Framework của British Council để tra cứu tất cả các thành phần trong 1 gia đình từ. Ngoài ra, bạn có thể dựa trên nghĩa các tiền tố, hậu tố phổ biến, để suy luận nghĩa của các từ vựng trong 1 word family, thay vì học thuộc từng từ một. Ví dụ đuôi -able,-ble có nghĩa là có khả năng làm gì, nên khi kết hợp vision và able, ta sẽ có từ nghĩa là “có thể nhìn thấy” – visible.
Tạo những cuộc gặp gỡ tình cờ với từ vựng
Bạn đã bao giờ gặp một từ vựng liên tục, rồi vô tình ghi nhớ nó luôn chưa? Việc gặp gỡ tình cờ, và bạn chủ động lục lọi trí nhớ để tìm ra nghĩa của từ đó để hiểu được những gì bạn đang nghe, đang đọc, cũng là một dạng lặp lại cách quãng chất lượng. Cách học này cũng mang đến sự thoải mái khi học và cũng vô cùng hiệu quả.
Để vận dụng, bạn nên chọn các chủ đề từ vựng gần gũi với mục đích học của bạn nhất, để tăng khả năng bạn sẽ gặp lại các từ vựng trong tình huống thực tế. Tiếp đó, khi lựa chọn tài liệu học, bạn có thể chủ động chọn những tài liệu liên quan đến chủ đề từ vựng bạn mới học để thực hành nghe, nói, đọc, viết. Điều này cũng giúp gia tăng tần suất bạn gặp từ bạn vừa mới học. Ví dụ, bạn vừa học từ vựng chủ đề Health, hãy tìm kiếm các bài báo, video về health and fitness để đọc ngay sau đó.
Giải thích từ vựng theo cách của mình
Giải thích một từ vựng theo cách của bạn sẽ giúp bạn hiểu sâu được cách dùng và sắc thái nghĩa của nó. Bạn có thể dùng synonym (từ đồng nghĩa), hoặc antonym (từ trái nghĩa) hoặc là diễn giải cụ thể bằng những từ đơn giản hơn. Đây cũng là cách để bạn ôn tập và luyện khả năng diễn đạt linh hoạt trong văn nói và viết. Ví dụ với từ “interaction”, thay vì phải ghi nhớ nghĩa giống như từ điển, bạn có thể giải thích là “it means that something in communication with others.
Trên đây là 1 số cách hiệu quả để bạn học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày. Mong những chia sẻ trên đây có thể giúp quá trình học của bạn dễ dàng và tối ưu hơn.