Ngữ pháp tiếng Anh

Nắm trọn kiến thức ngữ pháp về Linking Verb

Linking verb hay còn gọi là động từ liên kết (liên động từ) đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Chúng không chỉ giúp nối chủ ngữ với các bổ ngữ nhằm cung cấp thông tin bổ sung mà còn giúp diễn tả trạng thái, cảm xúc, và sự tồn tại của chủ ngữ một cách rõ ràng và chính xác. Việc sử dụng thành thạo các động từ liên kết không chỉ làm phong phú thêm khả năng diễn đạt mà còn giúp câu văn trở nên mạch lạc và dễ hiểu hơn. Dưới đây, hãy cùng Mochi ôn tập lại phần kiến thức trọng tâm liên quan đến Linking verb nhé.

1. Khái niệm

Linking verb (động từ liên kết hay còn được gọi là liên động từ) là loại động từ dùng để nối chủ ngữ và vị ngữ của câu.

Điểm khác biệt giữa linking verb so với các động từ thường khác là chúng không thể hiện một hành động cụ thể mà có chức năng nối chủ ngữ với vị ngữ ( vị ngữ ở đây có thể là danh từ, tính từ hoặc một cụm từ bổ nghĩa cho chủ ngữ) trong câu.

Ví dụ:

“Nam looks so handsome with his new suit.” (Nam trông thật đẹp trai trong bộ suit mới của anh ấy.)

Nếu một động từ thường dùng để thể hiện hành động thì liên động từ linking verb thường thể hiện trạng thái của sự vật, sự việc, con người.v.v.

Ví dụ:

  • “The flowers smell wonderful.” (Những bông hoa có mùi thơm tuyệt vời.)
  • “He became angry.” (Anh ấy trở nên giận dữ.)
  • “This soup tastes delicious.” (Món súp có vị ngon.)

2. Các dạng linking verb thường gặp

2.1. Linking verb là dạng động từ “to be”

Động từ “to be” là một dạng liên động từ (linking verb) được sử dụng rất phổ biến cả trong giao tiếp và trong các bài thi ngữ pháp.

Các động từ “to be” bao gồm: am, is, are, was, were, be, being, been…

Ví dụ:

  • “The little prince” is one of my favorite books of all time. (“Hoàng tử bé” là một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi.)
  • “She was my teacher when I was in middle school.” (Cô ấy là giáo viên của tôi hồi tôi học cấp hai.)
  • “They are my friends.” (Họ là bạn của tôi.)

2.2. Linking verb gồm các động từ chỉ giác quan

Ngoài dạng động từ tobe, liên động từ linking verb thường xuất hiện dưới dạng các động từ chỉ giác quan phổ biến như: look, smell, sound, taste, feel,..

  • Look (Trông như, có vẻ)

Ví dụ: She looks happy (cô ấy trông có vẻ vui.)
→ ‘Look’ trong trường hợp này là một linking verb đóng vai trò kết nối chủ ngữ ‘she’ với bổ ngữ là tính từ ‘happy’ và mô tả trạng thái của của chủ ngữ cô ấy đang trong trạng thái vui vẻ.

  • Smell (có mùi như)

Ví dụ: The flowers smell nice. (Những bông hoa có mùi thơm.)
→ ‘Smell’ kết nối chủ ngữ với tính từ theo sau và thể hiện mùi của chủ ngữ ‘flowers’.

  • Sound (Nghe như, nghe có vẻ)

Ví dụ: This song sounds interesting. (Bài hát này nghe có vẻ thú vị.)
→ Tương tự, ‘sound’ cũng có vai trò kết nối chủ ngữ bài hát với bổ ngữ là tính từ phía sau và mô tả cảm nhận của người nói về chủ ngữ.

  • Taste (Có vị)

Ví dụ: This soup tastes delicious. (Món súp này có vị ngon.)

  • Feel (cảm giác)

Ví dụ: “The fabric feels soft”. (Vải cảm giác mềm mại.)

Động từ chỉ giác quanDịch nghĩaVí dụ
LookTrông như, có vẻVí dụ: She looks happy (cô ấy trông có vẻ vui.)
‘Look’ trong trường hợp này là một linking verb đóng vai trò kết nối chủ ngữ ‘she’ với bổ ngữ là tính từ ‘happy’ và mô tả trạng thái của của chủ ngữ cô ấy đang trong trạng thái vui vẻ.
SmellCó mùi như‘Smell’ kết nối chủ ngữ với tính từ theo sau và thể hiện mùi của chủ ngữ ‘flowers’.
SoundNghe như, nghe có vẻVí dụ: This song sounds interesting. (Bài hát này nghe có vẻ thú vị.)
‘Sound’ có vai trò kết nối chủ ngữ bài hát với bổ ngữ là tính từ phía sau và mô tả cảm nhận của người nói về chủ ngữ.
TasteCó vịThis soup tastes delicious. (Món súp này có vị ngon.)
FeelCảm giácThe fabric feels soft. (Vải cảm giác mềm mại.)

Ghi nhớ danh sách các động từ chỉ giác quan là cần thiết cho việc nâng cao kiến thức ngữ pháp về linking verb. Để tham khảo thêm các động từ chỉ giác quan khác, bạn có thể trải nghiệm ứng dụng MochiVocab – ứng dụng giúp bạn học từ vựng hiệu quả của MochiMochi. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tra cứu về: nghĩa, phiên âm, phát âm và các ví dụ liên quan của 8,000 từ vựng tiếng Anh từ cơ bản cho đến nâng cao.

Ngoài ra, bạn sẽ được trải nghiệm phương pháp học từ vựng độc đáo Spaced Repetition. Trái ngược hoàn toàn với cách “học nhồi” truyền thống, phương pháp này tạo ra các khoảng ngắt quãng trong quá trình học bằng cách tính toán “thời điểm vàng” để học từ mới bởi trung bình, sau 24h não bộ sẽ quên đi 70% những gì vừa học. Dựa trên nguyên lý này, MochiVocab sẽ tính toán khoảng thời gian bạn chuẩn bị quên đi một từ mới để nhắc nhở bạn ôn tập lại vào thời điểm đó.

Không chỉ vậy, MochiVocab sẽ chia những từ vựng bạn đã học thành các cấp độ từ 1-5 theo mức độ ghi nhớ: chưa ghi nhớ, mới học, nhớ tạm thời, ghi nhớ hay đã thành thạo. Từ đó xây dựng cho bạn 1 lộ trình học tập tối ưu nhất cho bạn.

app mochivocab
mochivocab 5 cấp độ ghi nhớ
mochi thông báo

Để tra cứu từ vựng trực tuyến một cách nhanh chóng, tham khảo từ điển Mochi. Đây là trang web tra cứu từ vựng trực tuyến hỗ trợ tra cứu trên mọi trình duyệt thuận tiện cho việc tra cứu mọi lúc mọi nơi.

tra từ điển mochi

2.3. Một số dạng động từ linking verb khác

Ngoài các nhóm động từ kể trên, một số linking verb dưới đây cũng đóng vai trò diễn tả trạng thái, tính chất của chủ ngữ trong câu. Đây cũng là nhóm từ thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, cùng Mochi ghi nhớ nhé:

  • Seem (Dường như, có vẻ)

Ví dụ: “She seems tired.” (Cô ấy có vẻ mệt mỏi.)
→ Linking verb ‘seem’ trong trường hợp này đóng mô tả trạng thái mệt mỏi ‘tired’ của chủ ngữ ‘she’.

  • Become (Trở nên)

Ví dụ: This problem became clear. (Vấn đề này đã trở nên rõ ràng hơn)

  • Appear (Xuất hiện, có vẻ)

Ví dụ:

  • “He appears confused.” (Anh ấy có vẻ bối rối.)
  • “The stars appear bright tonight.” (Các ngôi sao trông sáng tối nay.)
  • Grow (Trở nên)

Ví dụ: “Mai grew confident after her successful presentation.” (Mai trở nên tự tin sau bài thuyết trình thành công của cô ấy.)

  • Prove (chứng tỏ, tỏ ra)

Ví dụ: “The new worker proved helpful during the task.” (Người lao động mới tỏ ra hữu ích trong suốt công việc.)

  • Remain (duy trì, giữ nguyên)

Ví dụ: “Linda remained calm during the Speaking test.” (Linda vẫn giữ bình tĩnh trong suốt bài kiểm tra nói.)

  • Stay (giữ nguyên)

Ví dụ: “Please stay quiet during the meeting.” (Làm ơn giữ im lặng trong suốt cuộc họp.)

các dạng linking verb thường gặp

3. Cách sử dụng linking verb

Cấu trúc chung:

S + linking verb + Subject complement (bổ ngữ)

Các loại bổ ngữ phổ biến:

Trong câu có chứa linking verb, bổ ngữ (subject complement) đóng vai trò mô tả hoặc định nghĩa chủ ngữ. Có ba loại bổ ngữ chính: danh từ, tính từ và cụm giới từ. Dưới đây là chi tiết về từng loại bổ ngữ:

3.1. Bổ ngữ là Danh từ

Nếu trong một câu, nếu bổ ngữ đứng ngay sau linking verb là một danh từ (N). Danh từ đó sẽ đóng vai trò xác định hoặc miêu tả chủ ngữ. Danh từ bổ ngữ thường được sử dụng để nói rõ về nghề nghiệp, danh tính, hoặc một trạng thái cụ thể của chủ ngữ.

Ví dụ:

  • “She is a teacher.” (Cô ấy là một giáo viên.) – Danh từ ‘teacher’ thể hiện nghề nghiệp của chủ ngữ.
  • “He became a doctor.” (Anh ấy đã trở thành bác sĩ.)
  • “They were champions.” (Họ đã từng là những nhà vô địch.)

3.2. Bổ ngữ là Tính từ

Nếu trong câu, đứng sau linking verb là một tính từ thì tính từ đó thường làm bổ ngữ để mô tả trạng thái, tính chất hoặc đặc điểm của chủ ngữ.

Ví dụ:

  • “She is happy.” (Cô ấy hạnh phúc.) – Tính từ ‘happy’ miêu tả trạng thái vui vẻ của chủ ngữ.
  • “The soup tastes delicious.” (Món súp có vị ngon.)
  • “He seems tired.” (Anh ấy có vẻ mệt mỏi.)

3.3. Bổ ngữ là Cụm giới từ

Trong câu, nếu đứng đằng sau linking verb là một cụm giới từ thì cụm giới từ đó đóng vai trò làm bổ ngữ để cung cấp thêm thông tin về địa điểm, thời gian hoặc trạng thái của chủ ngữ.

Ví dụ:

  • “The cat is on the roof.” (Con mèo ở trên mái nhà.) – cụm giới từ ‘on the roof’ trong trường hợp này đóng vai trò làm bổ ngữ xác định thông tin về vị trí của chủ ngữ.
  • “She was in the garden.” (Cô ấy ở trong vườn.)
  • “He is at home.” (Anh ấy ở nhà.)
cấu trúc linking verb

4. Những lỗi sai thường gặp khi sử dụng linking verb

4.1 Sử dụng linking verb thay cho action verb (động từ mô tả hành động)

Như đã đề cập ở trên, khác với động từ thường (action verb) diễn tả hành động, linking verb không mô tả hành động mà có chức năng nối chủ ngữ với bổ ngữ phía sau và chúng diễn tả trạng thái của con người, sự vật, sự việc… Nhiều bạn học viên do nhầm lẫn chức năng giữa hai loại động từ này mà dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng, một số từ như feel, appear, smell vừa có thể là action verbs (Động từ chỉ hành động), vừa có thể là linking verbs (Liên động từ).

Ví dụ:

  • “The flowers smell sweet.” (Những bông hoa có mùi thơm) – Smell trong trường hợp này là một linking verb diễn tả trạng thái mùi hương của chủ ngữ.
  • “She smelled the flowers in the garden.” (Cô ấy ngửi những bông hoa ở trong vườn.) – Smell trong trường hợp này là một action verb diễn tả hành động ‘ngửi’ của chủ ngữ.

Để phân biệt 2 loại từ này, bạn có thể thay thế động từ thường (action verb) hoặc liên động từ (linking verb) bằng động từ ‘to be’, sau đó xem lại câu văn có đúng ngữ pháp và không thay đổi về nghĩa hay không.

4.2 Sử dụng linking verb không hoà hợp với chủ ngữ

Sự hoà hợp về chủ ngữ với linking verb là một phần kiến thức ngữ pháp cơ bản nhưng lại là phần kiến thức nhiều bạn học viên mắc phải gây mất điểm đáng tiếc. Để tránh mắc phải lỗi sai này, các bạn học viên cần phải nắm chắc kiến thức ngữ pháp về “sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ”. Dưới đây là một vài ví dụ về lỗi sai này:

Ví dụ 1:
Lỗi: The books is on the table.
→ Chủ ngữ “The books” là số nhiều, những động từ “is” không phù hợp vì “is” dùng cho số ít.
Sửa: The books are on the table.

Ví dụ 2:
Lỗi: They seems excited about the trip.
→ Chủ ngữ “They” là số nhiều, những động từ “seems” không phù hợp vì “seems” dùng cho số ít.
Sửa: They seem excited about the trip.

4.3 Lựa chọn bổ ngữ không phù hợp với linking verb

Tương tự với lỗi sự hoà hợp giữa chủ ngữ với linking verb thì lỗi lựa chọn bổ ngữ không phù hợp với động từ liên kết thường xảy ra khi học viên nhầm lẫn hoặc chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp về loại từ và chức năng của loại từ đó trong câu. Trong trường hợp câu có linking verb, bổ ngữ đứng đằng sau linking verb thường là tính từ, danh từ hoặc một cụm giới từ.

Ví dụ 1:
Lỗi: She seems happily.
→ “Happily” là trạng từ và không phù hợp làm bổ ngữ cho linking verb “seems”, vì cần tính từ để mô tả chủ ngữ.
Sửa: She seems happy.

Ví dụ 2:
Lỗi: The soup tastes awfulness.
→ “Awfulness” là danh từ và không phù hợp làm bổ ngữ cho linking verb “tastes”, vì cần tính từ để mô tả hương vị của súp.
Sửa: The soup tastes awful.


5. Bài tập

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống với linking verb phù hợp:

  1. The cake ____ delicious.
  2. She ____ a talented singer.
  3. The weather ____ nice today.
  4. Their new house ____ big and beautiful.
  5. The students ____ excited about the field trip.
  6. His friends ____ from England.
  7. The movie ____ interesting but a bit long.
  8. These shoes ____ comfortable.
  9. The flowers in the garden ____ colorful.
  10. The old building ____ haunted.

Đáp án:

  1. is
  2. is
  3. is
  4. is
  5. are
  6. are
  7. is
  8. are
  9. are
  10. is

Bài tập 2: Hãy xác định động từ được in đậm trong các câu sau là linking verb hay action verb. Nếu là linking verb, hãy ghi lại bổ ngữ (subject complement) đi kèm.

  1. The soup tastes delicious.
  2. Can you look at this document and check for any errors?
  3. The flowers in the garden smell wonderful.
  4. He became the CEO of the company.
  5. The children are excited about the school play.
  6. Her voice sounds beautiful when she sings.
  7. The cake smells like vanilla.
  8. She didn’t appear at the meeting yesterday.
  9. The dog seems friendly.
  10. The weather feels chilly today.

Đáp án:

  1. Linking verb – Bổ ngữ: delicious
  2. Action verb
  3. Linking verb – Bổ ngữ: wonderful
  4. Action verb
  5. Linking verb -Bổ ngữ: about the school play
  6. Linking verb – Bổ ngữ: beautiful
  7. Linking verb – Bổ ngữ: like vanilla
  8. Action verb
  9. Linking verb – friendly
  10. Linking verb – Bổ ngữ: Chilly

Trên đây là toàn bộ kiến thức trọng tâm liên quan đến linking verb – động từ liên kết. Mochi mong bạn đã có thời gian ôn tập bổ ích. Tiếng Anh không hề khó như bạn nghĩ. Theo dõi các bài viết tiếp theo của Mochi để cùng nhau chinh phục tiếng Anh nhé.