Trong lĩnh vực công việc, chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ Staff tuy nhiên các bạn có thật sự hiểu chính xác khái niệm của Staff, nghĩa của từ Staff trong từng lĩnh vực khác nhau và cách phân biệt Staff với các từ đồng nghĩa khác. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MochiMochi tìm hiểu và giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến thuật ngữ này nhé.
Nội dung trong bài:
- I. Khái niệm Staff trong tiếng Anh
- II. Khái niệm về các vị trí Staff trong các lĩnh vực khác nhau
- III. Phân biệt giữa Staff và các từ đồng nghĩa khác
I. Khái niệm Staff trong tiếng Anh
Staff có phiên âm là /stæf/, theo từ điển Oxford, “staff” được định nghĩa là một nhóm người được tuyển dụng để làm việc cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan. Trong ngữ cảnh công việc, “staff” có thể ám chỉ đến cả nhân viên chính thức lẫn nhân viên hợp đồng.
Tùy theo đặc trưng của mỗi ngành nghề, Staff thuộc mỗi bộ phận khác nhau sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Vì vậy, Staff thường sẽ được ghép với một từ nữa để tạo nên tên gọi của một vị trí làm việc cụ thể trong doanh nghiệp.
Ví dụ: Cashier Staff (Nhân viên Thu ngân), Sales Staff (Nhân viên Sales), Human Resources Staff (Nhân viên Hành chính – nhân sự)
Ngoài ra, Staff còn là một động từ, mang nghĩa là cung cấp nhân viên cho công ty/tổ chức.
Ví dụ: Company are looking for 2 interpreters to staff the oversea branch. (Công ty đang cần tuyển 2 phiên dịch làm nhân viên cho chi nhánh nước ngoài)
II. Khái niệm về các vị trí Staff trong các lĩnh vực khác nhau
1. Lĩnh vực Kinh doanh
Thuật ngữ Staff được sử dụng nhiều vô kể trong lĩnh vực này, nhân viên của những bộ phận này cũng sẽ thực hiện nhiều công việc khác nhau như tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đàm phán hợp đồng và duy trì mối quan hệ với khách hàng với mục tiêu chính là đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Marketing Staff (nhân viên marketing): là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, có trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược và hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của một tổ chức. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, tăng trưởng doanh thu và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
- Sale Staff (nhân viên sales): là những người làm việc trong lĩnh vực bán hàng, có trách nhiệm trực tiếp trong việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức. Nhiệm vụ chính của họ là xây dựng các hệ thống dữ liệu khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, họ sẽ duy trì quan hệ với khách hàng cũ, đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Purchasing Staff (nhân viên thu mua): là những người làm việc trong lĩnh vực mua sắm, có trách nhiệm quản lý và thực hiện các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ và nguyên liệu cần thiết cho tổ chức. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
2. Lĩnh vực nhà hàng – khách sạn
Trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, có chức danh, vị trí trong ngành đều gắn liền với từ Staff, mỗi vị trí lại có các trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, từ quản lý cho đến phục vụ ví dụ như:
- Reception Staff (nhân viên lễ tân): một vị trí nhân viên làm việc tại khu vực ở tiền sảnh và đảm nhận việc đón khách và làm các thủ tục check in và check out. Bộ phận này cũng là bộ phận sẽ trực tiếp tiếp nhận, phản hồi những thắc mắc và ý kiến của khách hàng, sau đó sẽ xử lý các vấn đề trong phạm vi quyền hạn.
- Reservation Staff (nhân viên đặt phòng): là những người chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và quản lý các yêu cầu đặt phòng từ khách hàng. Ngoài ra, họ cũng sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến việc xác nhận, đổi phòng và cập nhật các tình trạng đặt phòng của khách vào hệ thống quản lý của nhà hàng/khách sạn.
- Waiter/Waitress Staff (Nam/nữ nhân viên phục vụ): là những người trực tiếp phục vụ khách hàng. Trách nhiệm của họ là nhận và ghi lại đơn đặt hàng từ khách, phục vụ món ăn và đồ uống theo yêu cầu đồng thời đảm bảo khách hàng có trải nghiệm ẩm thực tốt và giải quyết vấn đề nếu có.
3. Lĩnh vực sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất, có nhiều vị trí staff khác nhau, mỗi vị trí đều đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất như quản lý dây chuyền sản xuất, bảo trì thiết bị sản xuất và đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đạt chất lượng và hiệu quả.
- Production Staff (Nhân viên sản xuất): là những người làm việc trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, hoặc cơ sở chế biến. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến, lắp ráp, hoặc sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu.
- Quality Control Staff (nhân viên kiểm soát chất lượng): là những người kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân tích dữ liệu, thực hiện các quy trình kiểm soát chất lượng và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Maintenance Staff (nhân viên bảo trì): là những người chịu trách nhiệm bảo trì, sửa chữa và đảm bảo hoạt động hiệu quả của máy móc, thiết bị để duy trì sự an toàn và hiệu suất làm việc của hệ thống.
Nếu các bạn muốn trau dồi thêm vốn từ vựng về các lĩnh vực này thì có thể trải nghiệm việc học từ mới trên MochiVocab – app học từ vựng Tiếng Anh sử dụng Spaced Repetition phổ biến và tốt nhất hiện tại.
MochiVocab cung cấp nguồn tài nguyên học tập với hơn 8,000 từ được chia thành 20 khóa học theo các mục đích khác nhau. Mỗi từ vựng có đủ audio (phát âm), phiên âm, hình ảnh, câu ví dụ và dịch nghĩa câu ví dụ. Những tài liệu này không chỉ giúp người học hiểu rõ hơn về từ vựng mà còn cung cấp bối cảnh sử dụng từ trong thực tế.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến một tính năng nổi bật và đặc biệt của MochiVocab đó là “Thời điểm vàng”. MochiVocab sử dụng các thuật toán đặc biệt để tái hiện lại cơ chế ghi nhớ và quên lãng của não bộ. Dựa vào lịch sử học tập của bạn, Mochi sẽ tính toán thời điểm bạn sắp quên từ vựng và gửi thông báo nhắc bạn ôn tập, đem lại hiệu quả ghi nhớ tốt nhất.
III. Phân biệt giữa Staff và các từ đồng nghĩa khác
Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ đồng nghĩa với từ Staff làm cho người học bối rối và dễ hiểu lầm về cách sử dụng chính xác của chúng trong từng ngữ cảnh. Hãy cùng chúng tôi phân biệt Staff với một số từ đồng nghĩa sau đây:
- Staff: là danh từ ngụ ý số nhiều nhưng thường dùng ở thể không đếm được, chỉ 1 nhóm người (group) hay toàn đội ngũ nhân viên làm việc trong 1 công ty, tổ chức nhưng không gồm vị ví lãnh đạo như Ban Giám đốc.
Ví dụ: He organised a summer tour for the staff. (Anh ấy đã tổ chức một chuyến du lịch hè cho nhân viên)
- Employee: là danh từ số ít đếm được, chỉ 1 người nhân viên làm việc cho công ty, tổ chức và thường là những người làm việc theo hợp đồng lao động và nhận tiền lương mỗi tháng. Khi sử dụng employee dưới dạng số nhiều thì nó cũng mang ý nghĩa tương tự như từ Staff.
Ví dụ: Rosie is an employee at a logistic company. (Rosie là nhân viên tại một công ty logistic)
- Personnel: là danh từ ngụ ý số nhiều, chỉ tất cả mọi người trong công ty (nhắc đến đội ngũ nhân sự) từ người có vị trí cao nhất đến người có vị trị thấp nhất. Ngoài ra, personnel còn được dùng để chỉ đến một phòng ban trong công ty là Phòng Nhân sự và đồng nghĩa với từ Human Resources.
Ví dụ: His company is changing personnel to improve its productivity. (Công ty của anh ấy đang thay đổi nhân sự để nâng cao năng suất)
- Worker: là danh từ số ít đếm được, chỉ 1 người làm một công việc cụ thể nào đó mà không phải là các vị trí quản lý, tổ chức trong công ty. Họ thường được thuê theo ngày/giờ và nhận thù lao, tiền công khối lượng công việc mà họ đã làm. Thông thường, worker thường dùng để chỉ người làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc công việc nặng nhọc.
Ví dụ: Our factory requires skilled workers to produce high quality products. (Nhà máy của chúng tôi yêu cầu công nhân có tay nghề để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao)
Các bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu ý nghĩa của các từ vựng trên kèm theo các ví dụ cụ thể thông qua từ điển Mochi. Từ điển Mochi là một sản phẩm của đội ngũ MochiMochi mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, từ giao diện thân thiện, độ chính xác cao cho đến các tính năng học tập hiệu quả cho bất cứ ai đang học tiếng Anh. Với giao diện rất dễ sử dụng, từ điển Mochi giúp người học dễ dàng tiếp cận với kho từ vựng hơn 100.000 từ và cụm từ tiếng Anh phù hợp cho mọi trình độ.
Từ điển Mochi cung cấp định nghĩa từ vựng chính xác và rõ ràng, giúp người học dễ dàng hiểu và ghi nhớ ý nghĩa của từ. Ngoài ra, từ điển này cũng cung cấp nhiều ví dụ câu sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh khác nhau, giúp người học dễ dàng áp dụng vào thực tế. Các nội dung mà từ điển Mochi mang lại đảm bảo tính chính xác cao và nội dung mới nhất vì đội ngũ MochiMochi liên tục cập nhật và liên tục thông qua quy trình cập nhật nghiêm ngặt. Là trang web được sử dụng hoàn toàn miễn phí , dễ dàng sử dụng và không chứa bất kỳ quảng cáo nào, Từ điển Mochi là một công cụ lý tưởng giúp bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh.
Qua bài viết trên MochiMochi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Staff trong tiếng Anh nói chung và trong từng lĩnh vực kinh tế nói riêng. Hy vọng rằng các bạn đã biết cách phân biệt rõ ràng khi gặp các từ đồng nghĩa với Staff cũng như biết cách vận dụng chúng trong từng tình huống cụ thể. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của MochiMochi để tiếp thu được nhiều kiến thức tiếng Anh bổ ích nhé.