Không thể phủ nhận rằng CV là thứ đầu tiên giúp bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một chiếc CV chuyên nghiệp và chỉn chu chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý dành cho ứng viên. Tuy nhiên, việc soạn thảo một CV tiếng Anh chuyên nghiệp và gây ấn tượng lại là điều không dễ. Vì vậy, hãy cùng MochiMochi tìm hiểu cách viết CV bằng tiếng Anh chuẩn, chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây nhé.
I. CV là gì và tại sao cần sử dụng CV tiếng Anh?
CV tiếng Anh là một tài liệu tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, và các kỹ năng của ứng viên được viết bằng tiếng Anh. “CV” là viết tắt của “Curriculum Vitae”, nó còn được gọi là “resume” trong một số ngữ cảnh.
CV là tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ tìm việc của bạn (bao gồm đơn xin việc – cover letter, CV, bằng cấp chứng chỉ, thư giới thiệu – reference letter)
Đặc biệt, khi bạn muốn ứng tuyển vào những môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh như các tập đoàn quốc tế, đa quốc gia, thì một bản CV tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc. Việc sở hữu một chiếc CV tiếng Anh chuyên nghiệp sẽ giúp bạn:
- Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng so với các CV khác: Khi nhà tuyển dụng nhận được hàng trăm CV ứng tuyển cho cùng một vị trí, CV tiếng Anh chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt và được chú ý hơn.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Viết CV tiếng Anh đúng ngữ pháp, chính tả và sử dụng từ vựng phù hợp cho thấy bạn là người chuyên nghiệp và có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt.
- Tăng cơ hội được phỏng vấn: CV tiếng Anh chất lượng cao sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng.
II. Hướng dẫn chi tiết cách viết CV tiếng Anh
Thông thường một mẫu CV tiếng Anh (Curriculum Vitae) gồm có các mục chính sau:
- Thông tin cá nhân (Personal information)
- Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
- Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan (Education and Qualifications)
- Kỹ năng (Skills)
- Thành tựu (Award/ Achievements)
- Chứng Chỉ (Certificate)
- Sở thích (Hobbies/ Interests)
1. Thông tin cá nhân (Personal information)
Thông tin cá nhân là phần đầu tiên của một bản CV. Trong mục này, bạn sẽ cần giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân. Bạn cần đảm bảo thông tin liên hệ của mình là chính xác và cập nhật mới nhất để nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn. Các thông tin cá nhân trong CV thông thường bao gồm:
– Full name (Họ và tên đầy đủ)
– Date of birth (Ngày tháng năm sinh)
– Address (Địa chỉ)
– Phone number (Số điện thoại)
– Email (Địa chỉ thư điện tử)
Ví dụ:
Full name: Thuy Nguyen | Họ và tên: Nguyễn Thủy |
Date of birth: August 15th, 2000 | Ngày tháng năm sinh: 15/8/2000 |
Address: Ly Thuong Kiet Street, Le Hong Phong Ward, Phu Ly City, Ha Nam Province | Địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam |
Email: thuynguyen@gmail.com | Email: thuynguyen@gmail.com |
Phone number: (+84) 913 856 743 | Điện thoại: (+84) 913 856 743 |
Trong phần này bạn cần lưu ý:
- Các nội dung nên trình bày rành mạch, rõ ràng
- Tên: Không dấu, tên trước họ sau, nếu có tên đệm thì cho tên đệm vào giữa
- Ảnh ở CV hạn chế sử dụng ảnh tự sướng (selfie), nên sử dụng các hình ảnh nghiêm túc, rõ ràng, thể hiện tốt nhất thần thái của bản thân
- Nên đặt tên địa chỉ Email chuyên nghiệp và nghiêm túc như: hoangthuhuyen@gmail.com
2. Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
Mục tiêu nghề nghiệp là phần tóm tắt ngắn gọn về định hướng nghề nghiệp của bạn, bên cạnh đó còn thể mong muốn và kỳ vọng cho công việc sắp tới. Chẳng hạn như: Mục tiêu trước mắt, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn. Lưu ý:
Thông qua việc trình bày chi tiết, rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn muốn gì và đánh giá mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Ví dụ:
Long-term goals: Become a professional marketing manager. (Mục tiêu dài hạn: Trở thành một giám đốc tiếp thị chuyên nghiệp.)
Lưu ý: Đưa ra mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hơn nhưng phải phù hợp với công việc và vị trí tuyển dụng.
3. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Đây là phần quan trọng nhất trong CV và là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc bạn có trúng tuyển hay không. Trong mục này bạn sẽ liệt kê các công việc đã làm, bắt đầu từ công việc gần đây nhất. Đối với từng công việc bạn đã làm trong quá khứ, bạn nên ghi rõ tên công ty, chức vụ, thời gian làm việc và mô tả ngắn gọn về công việc và thành tích đạt được cho từng nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành.
Hãy trình bày phần thông tin này một cách khéo léo và có liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
Ví dụ:
2022 – Ongoing: Import/Export Manager
ONE Logistics Solutions
– Managed end-to-end import/export operations for multiple clients, including coordinating with customs agents and overseeing documentation processes.
– Optimized supply chain processes resulting in a 15% reduction in shipping costs.
– Negotiated favorable shipping rates, saving the company $50,000 annually.
– Implemented a new inventory management system, improving accuracy and reducing stock outs by 25%.
(2022 – Hiện tại: Giám đốc Xuất nhập khẩu
Công ty Logistic ONE
- Quản lý các hoạt động xuất/nhập khẩu cho nhiều khách hàng, bao gồm phối hợp với đại lý hải quan và giám sát quy trình làm chứng từ.
- Tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng giúp giảm 15% chi phí vận chuyển.
- Đàm phán được mức giá vận chuyển hợp lý, tiết kiệm đến 50.000 USD mỗi năm cho công ty.
- Triển khai hệ thống mới để quản lý hàng tồn kho, cải thiện độ chính xác và giảm 25% lượng hàng tồn kho.)
2017-2022: Supply Chain Analyst
Global Brands Ltd
- Analyzed supply chain data and Identified areas for improvement in the Import/export process.
- Developed and implemented a cost-saving initiative, resulting in a 10% reduction in logistics expenses. Collaborated with cross-functional teams to streamline customs documentation processes, reducing clearance time by 20%.
- Monitored key performance indicators to identify trends and propose efficiency enhancements.
(2017-2022: Chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng
Công ty TNHH Thương hiệu Toàn cầu
- Phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng và xác định các lĩnh vực cần cải thiện trong quy trình Xuất/Nhập khẩu.
- Xây dựng và triển khai sáng kiến tiết kiệm chi phí, giúp giảm 10% chi phí logistics.
- Phối hợp với các nhóm hợp tác liên chức năng để hợp lý hóa quy trình chứng từ hải quan, giảm 20% thời gian thông quan.
- Giám sát các chỉ số hiệu suất chính để xác định xu hướng và đề xuất các cải tiến hiệu quả.)
Lưu ý:
Mỗi công việc bạn đã từng tham gia ở công ty cũ sẽ được trình bày chuẩn chỉnh với 5 ý sau:
– Tên công ty (kèm thời gian làm việc)
– Vị trí đảm nhận
– Mô tả chung về các nhiệm vụ
– Mô tả ngắn gọn về những thành tựu bạn đạt được (nếu có)
Nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bản thân
4. Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan (Education and Qualifications)
Mục này sẽ là phần mà các nhà tuyển dụng quan tâm và sẽ lấy làm căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng. Theo đó, bạn cần cung cấp các thông tin quan trọng về trình độ học vấn của bản thân như:
- Trường đại học hoặc cao đẳng bạn từng theo học.
- Chuyên ngành đào tạo.
- Điểm GPA của bạn như thế nào.
Ví dụ:
THUONG MAI UNIVERSITY (ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI)
MAJOR: CORPORATE ADMINISTRATION (CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH)
Oct 2010 – May 2014 (Tháng 10 năm 2010 – Tháng 5 năm 2014)
GPA: 3.6/4 (Điểm trung bình: 3,6/4)
5. Kỹ năng (Skills)
Mục kỹ năng chính là để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể mang lại những lợi ích như thế nào với công việc mà họ đang tuyển dụng. Mục này sẽ trình bày các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn đã học hỏi được từ những công việc trước đây để nâng cao vị thế của bản thân hơn so với những ứng viên khác. Hãy chọn lựa và cho vào CV xin việc bằng tiếng Anh của bạn những kỹ năng phù hợp nhất với công việc.
Ví dụ:
- Interpersonal skills (Kỹ năng giao tiếp)
- Communications (Kỹ năng giao tiếp)
- Presentation skill (Kỹ năng thuyết trình)
- Leadership skill (Kỹ năng lãnh đạo)
- Planning (Kỹ năng lập kế hoạch)
- Organizing (Kỹ năng tổ chức)
- Problem-solving skill (Kỹ năng giải quyết vấn đề)
- Teamwork (Kỹ năng làm việc nhóm)
- Training (Kỹ năng đào tạo)
- Computing (Kỹ năng tin học văn phòng)
6. Thành tựu (Award/ Achievements)
Thành tựu là phần thông tin bạn sẽ đề cập đến những thành tựu bạn đạt được, có thể là thành tích liên quan đến học tập như: Giải nghiên cứu khoa học, giải thi học sinh giỏi,.. Hoặc bạn có thể là các giải thưởng được công ty trước đây công nhận.
Mục này chính là một trong những minh chứng tốt nhất cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có năng lực như thế nào
Ví dụ: 100% Scholarship in 2nd semester 2012-2013 and 1st semester 2013-2014. (Học bổng 100% học kỳ 2 năm 2012-2013 và học kỳ 1 năm 2013-2014)
7. Chứng Chỉ (Certificate)
Trong phần này các bạn có thể liệt kê ra các chứng chỉ liên quan đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Thông thường sẽ là các chứng chỉ như:
- Chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC / TOEFL /IELTS….
- Chứng chỉ tin học văn phòng
- Chứng chỉ trung tâm dạy xuất nhập khẩu….
Ngoài việc đề cập trong CV, các bạn đừng quên đính kèm thêm file chứng chỉ khi gửi CV đến các nhà tuyển dụng.
8. Sở thích (Hobbies/Interests)
Sở thích là một phần bạn có thể bổ sung thêm vào CV tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên liệt kê sở thích của mình gắn liền với công việc, gắn liền với văn hóa của công ty.
Để có được một bản CV tiếng Anh chỉn chu và chuyên nghiệp thì việc lựa chọn từ ngữ để trình bày là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn còn gặp khó khăn vì vốn từ hạn chế. Vậy thì các bạn có thể thử phương pháp học hoàn toàn mới của MochiVocab – ứng dụng học từ vựng tiếng Anh của MochiMochi để nâng cao vốn từ của mình. MochiVocab có thể sử dụng được cả trên điện thoại và máy tính bao gồm 20 khóa học phục vụ cho nhiều mục đích học tập khác nhau được sắp xếp theo lộ trình cụ thể, trong đó có nhiều bài học liên quan đến các ngành nghề và công việc khác nhau.
Tính năng đặc biệt của MochiVocab là “Thời điểm vàng” – sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng (spaced repetition). Cụ thể, MochiVocab sẽ phân tích thời điểm não bộ sắp quên từ vựng để nhắc nhở ôn tập, qua đó mang lại hiệu quả ghi nhớ cao. Đây là phương pháp đã được khoa học chứng minh về khả năng giúp tăng mức độ ghi nhớ. Các từ vựng sau khi học sẽ được chia thành 5 cấp độ ghi nhớ, từ chưa nhớ đến rất nhớ. Các từ bạn hay quên sẽ được phân loại ở cấp thấp và được nhắc nhở ôn tập thường xuyên hơn cho đến khi nào bạn ghi nhớ thì thôi. Ngoài ra, MochiVocab sẽ tính toán thời điểm tối ưu nhất dựa trên lịch sử học tập và gửi thông báo để bạn ôn tập đúng lúc, tạo hiệu quả học tập cao nhất. Các bạn chỉ cần chăm chỉ học với MochiVocab mỗi ngày sẽ nhận thấy vốn từ vựng được cải thiện rõ rệt chỉ sau một tháng.
III. Các lỗi sai khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh cần tránh
- Email không nghiêm túc: Một lỗi khá thường gặp ở các ứng viên đó là email không nghiêm túc, email có chứa các ký tự và teencode sẽ làm CV trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.
- Ghi sai thông tin liên lạc: Một lỗi sai khi viết CV cực kỳ đáng tiếc đó là ghi sai thông tin liên lạc. Bạn không mắc bất kỳ một lỗi nào khi viết CV, bạn có ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhưng khi ghi sai họ không thể liên lạc với bạn.
- Sai lỗi chính tả hoặc ngữ pháp là các lỗi dễ mắc phải nhất của các bạn khi viết CV tiếng Anh. Điều này phản ánh trực tiếp khả năng ngoại ngữ cũng như mức độ đầu tư của bạn vào việc ứng tuyển nên cần hết sức cẩn trọng.
- Không ghi rõ mục tiêu và mong muốn công việc: Một trong những phần quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng chú ý trong CV đó là mục tiêu và kì vọng trong công việc. Tuy nhiên, nhiều ứng viên lại ghi chép một cách rất sơ sài mục thông tin này. Đây là một điểm trừ khi nhà tuyển dụng cho rằng bạn không phải là người có định hướng rõ ràng.
- Dùng sai thuật ngữ chuyên ngành: Việc sử dụng sai thuật ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn có thể khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng khi nhận được CV như vậy sẽ đánh giá rằng bạn không có tính chuyên nghiệp.
- Trình bày các công việc không liên quan: Như các bạn đã biết, CV có giới hạn độ dài do đó bạn cần chọn lọc thông tin đưa vào CV. Tuy nhiên một số ứng viên vẫn mắc lỗi sai khi viết CV đó là trình bày kinh nghiệm làm việc thật dài, mặc dù công việc đó không liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
- CV không mang tính cá nhân hóa: các ứng viên thường sử dụng một nguồn chung để tham khảo dẫn đến hàng ngàn CV đều gần tương tự, sử dụng những từ ngữ vô cùng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kì đơn ứng tuyển nào. Việc này tạo nên sự nhàm chán, không có sự đặc biệt giữa hàng trăm CV khác thì việc bạn bị loại cũng là điều rất dễ hiểu. Vì vậy hãy dùng kỹ năng bằng tiếng Anh, bằng tâm huyết của mình để nêu được sự nổi trội của bản thân thông qua CV để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Như vậy là MochiMochi đã giới hướng dẫn cho bạn cách viết CV bằng tiếng Anh sao cho thật chỉn chu và chuyên nghiệp. Hy vọng rằng các bạn sẽ ghi nhớ các bước cũng như các lỗi sai cần tránh khi viết CV để có thể chinh phục được các nhà tuyển dụng dù là khó tính nhất. Chúc các bạn thành công.